Bé bị ngã lung lay răng sữa thì cha mẹ cần phải làm gì ngay?

Bé bị ngã lung lay răng sữa có rất nhiều cha mẹ đã không biết cách để sơ cứu cho trẻ. Dẫn đến ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Nghiêm trọng hơn là một số cha mẹ còn chủ quan và đã vô tình để lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho trẻ. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh một số cách sơ cứu kịp thời để răng sữa của trẻ không phải nhổ bỏ:

1/ Bé bị ngã lung lay răng sữa có thể gây ra những hậu quả gì?

Răng sữa có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Tuy nhiên, theo thống kê ở các bệnh viện nhi thì có 1/3 trẻ nhỏ từ 16 – 24 tháng tuổi hay bị các tai nạn về răng miệng. Vậy mà khi bé bị ngã lung lay răng sữa nhiều bậc phụ huynh lại nghĩ rằng răng sữa có thể thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không quan tâm nhiều. Dẫn đến một số hậu quả nghiệm trọng tới sức khỏe răng miệng của trẻ:

Những biến chứng có thể xảy ra khi bé bị ngã lung lay răng sữa?Những biến chứng có thể xảy ra khi bé bị ngã lung lay răng sữa?

– Chảy máu tủy: Quan sát thân răng có màu đỏ nâu, xám hoặc vàng. Trong trường hợp nhẹ, máu tụ sẽ tự tiêu đi trong vài tuần sau, trường hợp nặng thì chân răng sẽ bị đổi màu vĩnh viễn.

– Tủy hoại tử: Răng sữa rất nhạy cảm, chỉ cần một va chạm nhẹ có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn của mạch máu tủy. Làm gián đoạn hệ thống cung cấp máu cho răng gây hoại tử tủy răng.

– Xung huyết tủy: Tổn thương chưa vào đến buồng tủy, răng có thể hồi phục hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu.

– Nhổ răng sữa sớm:  Khi chưa đến tuổi thay răng sữa, việc rụng sớm thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Đó là những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị ngã lung lay răng sữa mà nguyên nhân là do phụ huynh của trẻ chủ quan. Nhưng nếu biết cách sơ cứu kịp thời thì mức độ ảnh hưởng sẽ được giảm thiểu.

2/ Xử lý bé bị ngã lung lay răng sữa như thế nào?

Việc đầu tiên khi có con bị ngã thì cha mẹ phải kiểm tra xem con có bị chảy máu hay rách môi không. Nếu có hãy cho bé súc miệng bằng nước ấm, dùng miếng bông gạc ấn vào chỗ hốc răng đang chảy máu. Sau khi đã cầm được máu mà bé vẫn còn cảm thấy đau, hãy đưa bé đến nha sĩ kiểm tra.

Cách xử lý khi bé bị ngã lung lay răng sữa?Cách xử lý khi bé bị ngã, lung lay răng sữa?

Tại các phòng khám, các bác sĩ sẽ chụp X – Quang răng để xem tình trạng của chiếc răng lung lay như thế nào. Sau đó dựa vào độ tuổi và tình trạng của chiếc răng sữa mà các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp:

– Xử trí lún răng sữa: Trường hợp chân răng sữa bị lún và trượt về phía tiền đình, xa mầm răng vĩnh viễn. Các bác sĩ sẽ phải theo dõi một thời gian, nếu răng vĩnh viễn không mọc được thì bắt buộc phải nhổ răng sữa. Trường hợp chân răng sữa trượt về phía khẩu cái, khoảng cách giữa mầm răng vĩnh viễn và chân răng bị hẹp. Thì sẽ bắt buộc phải nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến mầm răng bên cạnh.

– Xử trí lung lay răng sữa: Nếu răng lung lay quá nhiều hoặc răng sữa sắp đển tuổi thay thì có thể nhổ bỏ. Tuy nhiên, vẫn cần phải theo dõi tình trạng tủy răng để điều trị tủy nếu cần thiết.

Với các cháu bé hơn 1 tuổi mà bị răng lung lay nhẹ, thì bác sĩ sẽ tìm cách để cố định lại chiếc răng đó. Để cho răng vĩnh viễn sau này không bị mọc lệch khỏi vị trí cung hàm.

Hy vọng rằng, với những thôn tin trên đã giúp cho các bậc phụ huynh biết cách xử lý khi bé bị ngã lung lay răng sữa. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan về các vấn đề răng miệng của trẻ. Xin vui lòng gọi điện qua số hotline 1900.6900 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận dưới đây. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Xem thêm: Răng sữa mới lung lay có nên nhổ không?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *