Home Học cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà an toàn & nhanh chóng

Học cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà an toàn & nhanh chóng

Sau khi nhổ răng nếu không chú ý chế độ ăn uống cũng như cách vệ sinh răng miệng rất dễ khiến xảy ra tình trạng chảy máu ồ ạt tại vị trí nhổ răng. Bỏ túi ngay cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả dưới đây nhé!

1/ Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

Sau khi nhổ răng, chảy máu là hiện tượng rất bình thường bởi có tác động của các dụng cụ nha khoa vào nướu để lấy chân răng ra ngoài. Thông thường, sau khi nhổ răng khoảng 30 phút là máu sẽ ngừng chảy và hình thành cục máu đông trong hốc răng.

Tuy nhiên, nếu sau khi nhổ răng mà máu vẫn không ngừng chảy là hiện tượng bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra chảy máu âm ỉ hoặc chảy máu nhiều, ồ ạt, cụ thể như sau:

  • Rỉ máu kéo dài

– Răng quá to, vết rạch nướu quá sâu và rộng khiến bệnh nhân đau nhức và hiện tượng chảy máu sẽ kéo dài lâu hơn.

– Bệnh nha chu không được điều trị triệt để trước khi nhổ răng.

– Vận động mạnh, cười nói nhiều làm cục máu đông bị vỡ, vết thương trên nướu bị rách rộng hơn.

– Tác động vật nhọn làm tổn thương lỗ nhổ răng.

– Dắt thức ăn không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây đau nhức, nhiễm trùng.

– Một số trường hợp đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình đông máu như: người thiếu vitamin C, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, bệnh giảm tiểu cầu,…

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài

Tại sao nhổ răng chảy máu kéo dài?

  • Chảy máu ồ ạt

– Bác sĩ không cẩn thận làm trượt kìm, bẩy gây tổn thương đến nướu, hàm ếch, màng xương hoặc đứt mạch máu quanh răng.

– Nhiễm trùng: do dụng cụ nha khoa không được khử trùng, hoặc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ làm vi khuẩn phát triển thành sâu răng, hình thành ổ viêm gây chảy máu kéo dài, nặng nhất là nhiễm trùng máu gây tử vong.

2/ Cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà an toàn, nhanh chóng nhất

Qua phần 1 có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu gây chảy máu sau khi nhổ răng là do nguyên nhân chủ quan gây rỉ máu kéo dài. Với trường hợp này, bệnh nhân có thể dễ dàng cầm máu tại nhà bằng những cách đơn giản sau đây:

– Sử dụng gạc, bông y tế để cầm máu

Đây là cách cầm máu sau khi nhổ răng đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Sau khi kết thúc quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn ngậm gạc: làm ẩm một miếng gạc bằng nước sạch, sau đó gấp lại thành một hình vuông.
Cách cầm máu sau khi nhổ răng bằng ngậm gạc và nghỉ ngơi
Cách cầm máu sau khi nhổ răng bằng ngậm gạc và nghỉ ngơi
Tiếp theo, đặt miếng gạc lên trên hốc răng trống. Dùng lực hàm răng cắn chặt để gạc thấm lượng máu chảy ra. Giữ nguyên trong khoảng 30 phút – 1 tiếng rồi bỏ ra. Quá trình đông máu là hiện tượng tự nhiên của cơ thể, bạn chỉ cần cắn thêm gạc để bảo vệ vết thương, tránh tiếp xúc với tác động có hại bên ngoài.
Nếu sau khoảng 1 tiếng mà vẫn rỉ máu, bạn nên thay gạc mới, tiếp tục cắn chặt và nghỉ ngơi tại chỗ.

– Cách cầm máu sau khi nhổ răng bằng túi trà

Trà đen là loại trà được sử dụng để cầm máu rất tốt bởi có chất axit tannic – một chất keo tụ sẽ giúp máu mau đông lại hơn. Bạn chỉ cần làm ẩm túi trà, sau đó đặt lên chỗ nhổ răng khoảng 20 phút. Nước trong túi trà sẽ ngấm vào vết thương và làm co mạch máu.
Uống trà cũng có tác dụng cầm máu những không nhanh bằng đặt túi trà trực tiếp lên vết thương.

3/ Ăn uống & sinh hoạt thế nào để máu ngừng chảy sau khi nhổ răng

Ngoài những cách cầm máu chân răng tại nhà nêu  trên, bạn cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để hạn chế làm tổn thương đến vết mổ.
  • Nên ăn gì và kiêng ăn gì?
– Nên ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như sữa chua, súp, kem, khoai tây nghiền trong 3 ngày sau khi nhổ răng. Những lại thức ăn này có thể nuốt chửng, không cần quá nhiều hoạt động ăn nhai, cắn xé của hàm răng.
– Bổ sung các thực phẩm tốt cho máu như: trứng, sữa, hải sản, củ dền, củ cải, nho,… nhưng tất cả đều phải xay nhuyễn, dễ nuốt.
Thực đơn sau khi nhổ răng.
Thực đơn sau khi nhổ răng
– Tránh xa các loại thực phẩm quá cứng, quá dai như: mía, kẹo dẻo, kẹo cao su, xương, sụn,…
– Không nên ăn các loại thực phẩm giòn để lại vụn như: bánh quy, các loại hạt bởi dễ khiến mắc vào lỗ nhổ răng gây chảy máu nhiều hơn.
– Hạn chế những loại thức ăn, chất lỏng quá nóng làm tan cục máu đông sau khi nhổ răng.
  • Vệ sinh răng miệng như thế nào?

– Trong 24 giờ đầu tiên, nếu trong miệng có máu thì không nên súc miệng bằng nước muối, kể cả nước lọc bởi có thể làm khô ổ răng. Đây chính là lý do vì sao bạn chỉ nên dùng gạc để thấm máu.

– Khi bị dắt thức ăn, tuyệt đối không dùng lưỡi đá hoặc chọc vật nhọn vào để lấy ra vì có thể phá vỡ cục máu đông và gây hại cho quá trình chữa lành.

– Trong 24h tiếp theo, có thể súc miệng nước muối nhẹ nhàng, đổi bên liên tục để đánh bay mảng bám trên răng nhưng lưu ý không tác động quá mạnh vào vết thương.

– Sang ngày thứ 3, bạn có thể đánh răng bình thường nhưng cần tránh vị trí nhổ răng.

Súc miệng bằng nước muối 1 ngày sau khi nhổ răng

Súc miệng bằng nước muối 1 ngày sau khi nhổ răng.

  • Sinh hoạt khoa học để hạn chế máu chảy nhiều

– Sau khi nhổ răng, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều. Việc này sẽ khiến huyết áp ổn định hỗ trợ tạo điều kiện cho máu đông và chữa lành lợi nhanh hơn. Gối cao đầu, đồng thời nằm nghiêng về phía không bị tổn thương để đảm bảo máu và nước bọt không bị ứ đọng một chỗ.

– Không hoạt động thể thao, bê đồ quá nặng trong thời gian này.

– Hạn chế cười nói để kiểm soát chảy máu..

– Luôn ngồi ở tư thế thẳng.

___LƯU Ý____

Các cách cầm máu sau khi nhổ răng tại nhà chỉ áp dụng với trường hợp không quá phức tạp. Nếu bạn đã áp dụng tất cả những phương pháp trên nhưng máu vẫn chảy nhiều thì nên đến gặp bác sĩ sớm để cầm máu kịp thời.
– Trường hợp chảy máu do niêm mạc bị tổn thương, rách rộng thì bác sĩ sẽ khâu vết mổ lại, từ đó đẩy nhanh quá trình lành thương.
–   Nếu do sót ổ viêm thì cần nạo lại huyệt ổ răng, rửa sạch cắn gạc tẩm oxy già để sát trùng.
– Nếu do có dị vật trong răng như sót chân răng, hạt sạn,… thì cần mở nướu và lấy dị vật ra ngoài, sau đó khâu đóng nướu.
–   Nếu do đứt mạch máu thì tiến hành tiểu phẫu buộc thắt mạch máu sau đó khâu ép lại.
Trên đây là những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả nhất mà ai cũng nên biết. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vấn đề răng miệng thì có thể gọi điện đến số hotline 1900.6900 để được giải đáp tận tình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng mọc chồi là gì? Cách khắc phục tình trạng răng xấu chồi lên

Răng mọc chồi là gì? Cách khắc phục tình trạng răng xấu chồi lên

Răng mọc chồi hay có tên gọi khác là răng khấp khểnh, nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng răng miệng của bạn. Vì vậy hãy khắc phục tình trạng này càng sớm sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, sức khỏe tổng thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Răng mọc thừa phía trong phải làm sao? Khắc phục như thế nào?

Răng mọc thừa phía trong phải làm sao? Khắc phục như thế nào?

Răng mọc thừa phía trong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng của bạn. Vì vậy nên khi phát hiện mình có tình trạng răng thừa thì hãy đến ngay nha khoa để có phương pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý nhổ răng ...

Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bạn

Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bạn

Tình trạng răng lấy tủy bị vỡ càng ngày càng trở nên phổ biến khi rất nhiều người mắc phải và cảm thấy đau đầu khi tìm cách chữa trị. Vậy dấu hiệu răng lấy tủy vỡ là gì? Cách điều trị dứt điểm tình trạng này là gì? Tất cả những thắc mắc trên ...

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome là như thế nào?

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome là như thế nào?

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome ra đời là một bước tiến đột phá trong nghành nha khoa. Mở ra một kỷ nguyên mới và thay thế toàn bộ cách nhìn nhận về việc nhổ răng thông thường. Công nghệ này có gì đặc biệt và nó có gây ra những đau ...

Răng quặp là như thế nào? Tướng răng quặp vào trong nói lên điều gì?

Răng quặp là như thế nào? Tướng răng quặp vào trong nói lên điều gì?

Răng quặp là tình trạng hiếm gặp, khiến không ít người gặp những trường hợp này cảm giác mất tự tin về hàm răng. Không những thế, nhiều người còn cho rằng những người có hàm răng quặp vào trong thường ki bo và hà tiện. Sự thật có phải như vậy không? Hãy ...

Răng số 7 bị lung lay thì xử lý như thế nào? Cách điều trị tốt nhất?

Răng số 7 bị lung lay thì xử lý như thế nào? Cách điều trị tốt nhất?

Răng số 7 bị lung lay và đau là tình trạng gặp phải nhiều người khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Cảm giác làm bạn khó chịu, đặc biệt trong việc ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy, khi gặp tình trạng này thì xử lý như thế nào? Ở bài viết dưới ...