Đánh răng bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Đánh răng bị chảy máu chân răng là hiện tượng mà rất nhiều người gặp phải. Nhưng thường bị mọi người bỏ qua và không tìm cách điều trị. Tình trạng này kéo dài có thể làm viêm nhiễm nướu, viêm nha chu, tụt lợi, lung lay và thậm chí là mất răng. Vì vậy nên cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.
1/ Nguyên nhân chảy máu chân răng khi đánh răng
Nhiều người thường xuyên gặp tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng và thường không chú ý đến vấn đề này vì nghĩ rằng đó là việc bình thường và bỏ qua. Nhưng thực tế tình trạng này đang báo hiệu các mô mềm, dây chằng, xương ổ răng bị tổn thương làm cho các mạch máu dưới lợi bị vỡ, gây chảy máu.
Và một số nguyên nhân gây nên tình trạng đánh răng bị chảy máu chân răng, đó là:
- Do bàn chải đánh răng có lông cứng
Sử dụng bàn chải lông quá cứng, khi đánh răng sẽ làm cho ma sát và răng và nướu gây nên tình trạng bị chảy máu chân răng khi đánh răng.
- Đánh răng mạnh và sai kỹ thuật
Đánh răng quá mạnh, nhanh hay sai kỹ thuật cũng khiến cho nướu bị tổn thương. Và đa số những tình trạng đánh răng chảy máu chân răng đều do nguyên nhân này. Và việc bỏ qua đánh răng buổi tối cũng khiến bạn dễ gặp vấn đề này hơn so với người đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày.
Đánh răng sai kỹ thuật
- Do mắc các bệnh lý răng miệng
Đánh răng bị chảy máu chân răng có thể là do bạn đang gặp các vấn đề về nướu như sưng tấy, viêm nướu răng và khi vô tình chạm phải khi đánh răng làm cho tình trạng chảy máu xảy ra. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do cao răng lâu ngày không được cạo, loại bỏ.
Và tình trạng này không chỉ gặp khi đánh răng mà khi bạn ăn đồ ăn cứng, cắn thức ăn hay dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn thừa cũng có thể gây nên tình trạng này.
- Bà bầu thay đổi nội tiết tố
Khi bắt đầu mang thai nội tiết tố, hoocmon trong cơ thể con người sẽ có nhiều thay đổi, nó sẽ làm cơ thể nhạy cảm hơn với những tác động bên ngoài, nhất là với tình trạng răng miệng. Tình trạng này trong thời kỳ có thai là vô cùng bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng, cần chú ý đánh răng nhẹ nhàng, bổ sung đủ khoáng chất cho cơ thể.
- Do một số bệnh lý khác
Ngoài những nguyên nhân trên thì tình trạng này còn có thể do bạn đang mắc phải một số bệnh lý như bệnh về máu, bệnh về gan, có thể thiếu chất, thiếu vitamin…
Thay đổi nội tiết tố ở bà bầu
2/ Đánh răng bị chảy máu chân răng gây hậu quả khôn lường
Lợi có vai trò giữ, che chắn, bảo vệ cho chân răng được bám chắc vào xương hàm. Khi đánh răng bị chảy máu chân răng là chúng đang báo hiệu cho bạn biết bạn có thể đang mắc các bệnh lý dưới đây:
- Cơ thể thiếu vitamin: Các vitamin cần thiết cho máu đó là vitamin C, K, khi thiếu 2 vitamin này sẽ làm cho cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau xương, dễ mất máu và khó đông máu nên khi đánh răng có thể kích thích các sợi máu nhỏ trong nướu gây chảy máu
- Viêm nướu: nướu bị sưng, viêm do lâu ngày cao răng không được lấy dẫn tới xâm chiếm nằm sâu xuống dưới nướu và làm chúng sưng viêm, dễ chảy máu khi động vào. Và bệnh lý này còn gây nên tình trạng tụt nướu, hở cổ chân răng
- Viêm nha chu: Nếu viêm nướu không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện túi mủ ở chân răng, sau đó lan đến chân răng gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng viêm tủy, viêm xương, mất răng và tiêu xương hàm
Viêm nha chu
- Những biến chứng của viêm nha chu sẽ gây nên một số bệnh khác như viêm xoang hàm, viêm xương tủy hàm, viêm mô tế bào gây ra tình trạng đau đớn, không thể ăn nhai, mùi hôi khó chịu. Và đặc biệt có thể dẫn đến bệnh tim, gây tử vong
- Không được điều trị kịp thời dẫn đến phải nhổ bỏ răng hoặc rụng răng sẽ làm cho bạn giảm khả năng ăn nhai, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khớp cắn, tiêu xương và dẫn đến lão hóa sớm…
3/ Chữa chảy máu chân răng khi đánh răng
Trong quá trình đánh răng bị chảy máu chân răng bạn nên tới nha khoa thăm khám hoặc tìm phương pháp khắc phục để răng miệng của bản thân luôn khỏe mạnh, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Cách trị chảy máu chân răng tại nhà
Bạn có thể dễ dàng giúp răng và nướu khỏe mạnh hơn bằng các nguyên liệu tự nhiên, sẵn có tại nhà. Các phương pháp này rất dễ làm và dễ thực hiện như sau:
Cách 1: Đánh răng, súc miệng từ muối
Muối là nguyên liệu luôn luôn có trong nhà bếp của bạn, bạn có thể dùng nước muối pha loãng hoặc đánh răng với muối để bảo vệ và ngăn ngừa tình trạng hay chảy máu chân răng khi đánh răng. Vì muối có chứa nhiều vi chất có lợi cho nướu, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và làm sạch mùi hôi trong khoang miệng.
Đánh răng bằng muối
Cách thực hiện: Bạn cần nghiền nhỏ một chút muối to hoặc mua muối mịn, sau đó giải một chút lên bề mặt kem đánh răng hoặc trộn đều chúng với nhau theo hỗn hợp 1:2 (1 thìa muối + 2 thìa kem đánh răng. Thực hiện đánh răng như bình thường và súc lại miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước sạch.
Nên thực hiện phương pháp này thường xuyên bạn sẽ thấy tình trạng viêm nướu không còn và bệnh chảy máu chân răng khi đánh răng cũng không xuất hiện nữa.
Cách 2: Chữa trị bằng hoa cúc
Trong hoa cúc có tinh dầu bisabolol có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt cho răng miệng mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Bạn có thể thực hiện như sau: Rửa sạch hoa cúc sau đó để ráo nước, sau đó giã nát, lấy nước cốt để chấm lên vùng nướu bị sưng, chảy máu. Hoặc bạn có thể pha với nước ấm để súc miệng sau khi đánh răng.
Hoa cúc giảm viêm, sưng lợi
Còn nếu bạn là một người nghiện trà hoa cúc thì có thể rửa sạch hoặc phơi khô sau đó dùng nó pha trà để uống. Như vậy cũng làm cho nướu thêm chắc khỏe.
Cách 3: Điều trị bằng nha đam
Khi nhắc đến nha đam mọi người thường nghĩ đến các phương pháp làm đẹp mà thường bỏ quên mất rằng nha đam có công dụng kháng viêm, giảm sưng vô cùng hiệu quả.
Bạn có thể rửa sạch cành nha đam, sau đó ép lấy nước cốt, thoa lên vùng răng nướu bị viêm. Hoặc có thể lọc lấy phần nhân trắng bên trong lá, dùng chúng xoa lên nướu bạn cũng sẽ thấy hiệu quả. Nên dùng phương pháp này thường xuyên mỗi ngày để có hiệu quả.
Nha đam chữa viêm nướu vô cùng hiệu quả
Cách chữa chảy máu chân răng khi đánh răng tại nha khoa
Với những cách điều trị đánh răng bị chảy máu chân răng tại nhà bên trên chủ yếu là ngăn ngừa tiêu viêm và vi khuẩn phát triển chứ không thể nào điều trị tận gốc tình trạng này. Muốn điều trị triệt để thì bạn nên tới nha khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì để tìm phương pháp điều trị phù hợp.
Và thông thường các bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng cho bạn, sau đó sẽ kê một vài loại thuốc giảm đau, tiêu viêm cho bạn để kết hợp uống. Như vậy mới có thể ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công mà đạt được hiệu quả không mất nhiều thời gian thực hiện như các cách làm tại nhà.
Đến nha khoa lấy cao răng
Còn với một vài trường hợp bị viêm nha chu, áp xe xương ổ răng thì bác sĩ sẽ loại bỏ vùng nướu bị hoại tử, sau đó kết hợp kê thuốc cho bạn để giảm đau, chống viêm nhiễm.
Với một số tình trạng bị tụt lợi thì bác sĩ sẽ cần phải điều trị hết viêm nhiễm bằng thuốc tây y. Sau đó tiến hành một thủ thuật nhỏ để kéo nướu lên, ngăn hở chân răng và nướu tiếp tục tụt làm mất răng.
Tùy vào từng trường hợp răng miệng khác nhau mà bác sĩ sẽ có phương pháp khác nhau nên bạn cần đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn không chịu nhiều đau đớn, tổn thương đến răng nướu và không mất quá nhiều thời gian, chi phí vào điều trị.
4/ Lưu ý để ngăn ngừa tình trạng đánh răng bị chảy máu chân răng
Để ngăn ngừa tình trạng đánh răng bị chảy máu chân răng thì bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Một số lưu ý bạn cần quan tâm đó là:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm vừa để bảo vệ nướu vừa không gây nên tình trạng mòn men răng. Nên tránh xa các loại bàn chải lông cứng hoặc đánh răng siêu sạch, nó sẽ làm tổn thương răng nướu
- Đánh răng đúng kỹ thuật, không nên đánh răng ngang mà hãy đánh răng nhẹ nhàng theo chiều dọc để loại bỏ được hết mảng bám ở các kẽ răng
- Lựa chọn kem đánh răng trị chảy máu chân răng thay cho kem đánh răng thông thường trong thời gian này
- Sau khi ăn từ 30 – 60 phút hãy thực hiện đánh răng và sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ được mảng bám, vi khuẩn
Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể
- Nên thay bàn chải khi có dấu hiệu bị mòn, tòe, xơ hoặc thay định kỳ 3 – 4 tháng 1 lần
- Bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho răng miệng như vitamin C, K, canxi, magie…
- Không nên ăn quá nhiều các chất axit, đường, tinh bột trong bữa ăn hàng ngày, nhất là vào buổi tối mà không thực hiện đánh răng trước khi đi ngủ
- Nên đi khám răng 3 – 6 tháng một lần và lấy cao răng định kỳ để đảm bảo chúng không là chỗ trú ngụ cho vi khuẩn phát triển gây tổn thương đến răng lợi
Vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống khoa học không chỉ ngăn ngừa tình trạng đánh răng bị chảy máu chân răng mà còn giúp cho sức khỏe của bạn tốt hơn. Nếu vẫn còn các câu hỏi về tình trạng này hay các bệnh lý răng miệng khác hãy liên hệ đến tổng đài 19006900 hoặc để lại Comment chúng tôi sẽ giải đáp miễn phí cho bạn.