Home Giải đáp thắc mắc: Đau nhức răng uống Panadol được không?

Giải đáp thắc mắc: Đau nhức răng uống Panadol được không?

Cảm giác ê buốt, đau răng không bao giờ là dễ dàng đối với mỗi người. Thắc mắc rằng đau nhức răng uống Panadol được không luôn hiện hữu ở mỗi người với mong muốn cải thiện tình trạng “khốn khổ” này. Vậy câu trả lời là gì? Tất cả các thông tin sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây!

1. Đau nhức răng uống Panadol được không?

Theo các số liệu báo cáo, 80% người dân Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng gây ra các tình trạng sâu răng, viêm nướu, mòn cổ chân răng… Đi kèm với các bệnh lý này thường là những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài ảnh hưởng đến việc ăn nhai và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

Đau nhức răng uống Panadol được không

Đau nhức răng uống Panadol được không?

Vậy khi đau nhức răng uống Panadol được không? Câu trả lời là có. Trước khi có thể điều trị dứt điểm các cơn đau, bạn có thể uống Panadol để ức chế tạm thời cảm giác khó chịu này. 

Panadol (hoạt chất Paracetamol) là thuốc rất quen thuộc trong tủ thuốc gia đình người Việt Nam với tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả. Đây là loại thuốc được bán rộng rãi tại các nhà thuốc mà không cần kê đơn theo chỉ định của bác sĩ

Tuy nhiên, Panadol chỉ có tác dụng ức chế cơn đau, giảm đau tức thời trong vài giờ giúp bạn đỡ cảm thấy ê buốt khó chịu còn để điều trị dứt điểm đau nhức răng bạn cần sự thăm khám và điều trị của bác sĩ nha khoa.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol khi đau nhức răng:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 500 – 1000mg/lần, trong vòng 4 – 6 giờ. Không sử dụng quá 4000mg/ngày.
  • Trẻ em từ 6-11 tuổi: uống 250-500mg/lần cách nhau 4-6 giờ.
  • Khuyến khích không sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi dù trẻ có quấy khóc, đau nhức do sâu răng.
  • Không nên lạm dụng thuốc trong vài ngày, bởi có thể dẫn đến ngộ độc và tổn thương gan.

2. Còn có thể uống thuốc nào ngoài Panadol không?

Ngoài Panadol có tác dụng giảm đau tạm thời hiệu quả, tùy vào tình trạng đau nhức răng mà bạn có thể lựa chọn cho mình những loại thuốc thuốc giảm đau răng hiệu quả. 

Một số loại thuốc kháng sinh phổ biến khi gặp các bệnh răng miệng là: Thuốc giảm đau Aspirin kết hợp với thuốc kháng sinh: Amoxicyclin, Doxycyclin, Spiramycin, Tetracylin, … phối hợp với Metronidazol.

Những thuốc này thường được bác sĩ kê nhằm mục đích giảm đau, kháng sinh, kháng viêm hiệu quả, tránh những biến chứng do đau nhức răng gây ra.

Uống thuốc gì để giảm đau nhức răng

Ngoài Panadol, đau nhức răng nên uống thuốc gì để cải thiện?

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là những thuốc trên chỉ có tác dụng ức chế cơn đau tạm thời, tiêu diệt một số vi khuẩn trong khoang miệng khiến tình trạng đau nhức trở nên nặng hơn chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm.

Chú ý: Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh trên khi không có đơn thuốc của bác sĩ.

3. Cách điều trị đau nhức răng dứt điểm tại nha khoa

Đau nhức răng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng hoặc mọc răng khôn.Khi gặp những trường hợp như vậy giải pháp uống thuốc giảm đau răng Panadol không thể điều trị dứt điểm được bệnh, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp.

  • Hàn trám/bọc sứ răng sâu, sứt mẻ

Trong trường hợp đau nhức răng do sâu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng, nạo bỏ hoàn toàn các mô răng bị sâu. Sau đó tiến hành bọc răng sứ hoặc hàn trám tùy thuộc vào mức độ sâu của răng.

Nha khoa Paris là hệ thống nha khoa chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam, tự hào đã điều trị bọc răng sứ và hàn trám răng thành công cho hàng ngàn người có những biểu hiện đau nhức, khó chịu, đảm bảo chức năng ăn nhai và nụ cười rạng rỡ cho người bệnh.

Điều trị dứt điểm cơn đau nhức răng bằng hàn trám răng

Điều trị dứt điểm cơn đau răng bằng hàn trám răng tại nha khoa Paris

Bọc răng sứ sau khi điều trị tủy để dứt điểm tình trạng đau răng

  • Nhổ răng khôn

Răng khôn luôn mang đến những cơn đau nhức tồi tệ và nỗi ám ảnh đối với mỗi người. Lúc này Panadol có tác dụng giảm thiểu cơn đau trong vài giờ mà không thể khiến bạn trở nên khá hơn trong ngày hôm sau.

Với chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm không những không có chức năng ăn nhai mà còn làm ảnh hưởng tới các răng khác trên cung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ.

Công nghệ nhổ răng khôn bằng máy siêu âm Piezotome tại nha khoa Paris đảm bảo nhổ răng không đau, không biến chứng, liền thương nhanh. Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng vào đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, công nghệ hiện đại khi nhổ răng an toàn tại nha khoa.

Nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn bằng công nghệ siêu âm Piezotome tại nha khoa Paris

Hi vọng rằng, những thông tin trên đã giải đáp được cho mọi người vấn đề đau nhức răng uống Panadol được không? Quá đó, mọi người sẽ có cái nhìn chính xác hơn về tác dụng của loại thuốc giảm đau này đối với sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu còn các thắc mắc xung quanh vấn đề này, bạn có thể liên lạc qua số hotline 1900.6900 của Tổng đài Nha khoa Paris để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ!