Home Giải quyết vấn đề tâm lý căng thẳng, áp lực trong cuộc sống

Giải quyết vấn đề tâm lý căng thẳng, áp lực trong cuộc sống

1. Giải quyết vấn đề căng thẳng

Thừa nhận bản thân đang bị stress là một việc khó khăn nhưng đương đầu với nó lại tương đối dễ. Một khi bạn nhận ra mình có biểu hiện phản ứng lại stress, bạn có thể nhận diện và giải quyết các nguyên nhân sâu xa chứ không phải chỉ chấm dứt các triệu chứng của stress. Bạn có thể tìm sự giúp đỡ từ người mà bạn tin tưởng và tôn trọng. 

giải quyết vấn đề căng thẳngChia sẻ những vướng mắc với những người thân, người bạn

Trước hết, liệt kê những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress, ghi chú về mức độ nghiêm trọng và thời gian chúng diễn ra. Tiếp theo, liệt kê tất cả các nguyên nhân mà bạn có thể nghĩ ra rồi phân loại chúng. Nhớ rằng một chuỗi những bực mình nho nhỏ có thể làm bạn căng thẳng hơn là một số vấn đề nghiêm trọng. Sau khi viết ra tất cả những nguyên nhân có thể làm bạn bị stress.

2. Kiểm soát mức độ căng thẳng của bản thân

Liệt kê những dấu hiệu và triệu chứng cho thấy bạn đang bị stress. Chia thành 3 bảng: những điều mà bạn có thể thay đổi, những điều sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian, và những điều bạn không thể làm gì để thay đổi chúng, nguyên nhân có thể giải quyết được, những nguyên nhân sẽ trở nên tốt hơn theo thời gian và những nguyên nhân mà bạn không thể làm gì được.

kiểm soát mức độ của bản thânKiểm soát bản thân để không bị stress

Bạn có thể bỏ mặc những nguyên nhân ở nhóm 2 và 3, cố đừng lo lắng về những gì bạn không thể thay đổi. Cô con gái đang tuổi trưởng thành của bạn có thể từ bỏ những nỗ lực để trở thành người mẫu và đi học trở lại, hoặc cô bé sẽ thành công và trở thành một triệu phú. Những yếu tố bên ngoài sẽ “lu mờ” dần theo thời gian.

Đối với những trường hợp (hầu hết các trường hợp) có những giải pháp thiết thực, hãy liệt kê và lần lượt thử các giải pháp để xem tình hình có tốt hơn không. Bạn nên chuẩn bị sẵn tư tưởng là một vài giải pháp sẽ ảnh hưởng đến người khác. Nên nhớ rằng chăm sóc bản thân mình không có nghĩa là tàn nhẫn với người khác và bạn chỉ thật sự làm điều tốt cho bản    thân và người khác khi làm tốt công việc của mình. 

3. Kiểm soát cuộc sống hằng ngày

Bước tiếp theo là theo dõi những phản ứng của bản thân trước stress bằng cho cách ghi chú hay viết nhật ký về những. của các dấu hiệu đó. Một tuần sau, lập Nhật ký stress mẫu Dành thời gian để ghi nhật ký stress và xét lại từng tình huống mỗi tuần. Bằng cách này, bạn không chỉ dễ dàng theo dõi mức độ stress mà còn cân nhắc    các biện pháp khống chế stress Dấu hiệu căng thẳng Mức độ nghiêm trọng (/10) Thời gian 

kiểm soát cuộc sống hằng ngàyKiểm soát cuộc sống hằng ngày để sống có ích cho xã hội

Thời kỳ trưởng thành là thời kỳ đầy lo lắng cả thanh thiếu niên và gia đình. Hầu hết các vấn đề thay đổi, mức độ trầm trọng và bản chất trong thời kỳ này sẽ được chấm dứt theo thời gian. 

 Bạn có quá nhiều việc để làm và quá nhiều trách nhiệm? Để tránh cảm giác ngộp thở, bạn có thể chia công việc thành những việc bạn “phải”, “nên” và “không cần” làm. Những điều sau đây có thể giúp bạn  kiểm soát cuộc sống của mình tốt hơn: Lập thời khóa biểu hàng ngày hoặc hàng tuần cho những việc mới hay có tính chất khác nhau mỗi ngày. Lên kế hoạch cho tương lai, đừng suy nghĩ mãi về những gì đã qua hoặc những thất bại. Giảm bớt việc hút thuốc, uống rượu và các thức uống có chất kích thích, tập thể dục đều đặn, ăn uống phù hợp, ngủ đủ giấc. Hướng gia đình và bạn bè vào quá trình thay đổi cách sống của bạn. 

4. Thay đổi cách suy nghĩ

Để thay đổi cách suy nghĩ, bạn cần: Tự thưởng mỗi khi thành công. Yếu tố nào ảnh hưởng đến bạn? Bảng này đưa ra những gợi ý để bạn quản lý thời gian tốt hơn, dễ dàng đối phó với stress. Đừng mong có kết quả ngay lập tức, phải áp dụng từ 2-3 tháng mới có hiệu quả. Lên kế hoạch cho từng giờ. Tính điểm (từ 0 đến 10) cho từng hoạt động dựa trên mức độ ưa thích và khả năng bạn thực hiện nó tốt như thế nào.

Sau vài ngày kiểm tra lại mức độ tiến bộ của bạn một lần. Lập thời khóa biểu cho những việc cần làm, những việc bạn thích và những việc bạn làm tốt. Tập trung vào những mục tiêu mà bạn có thể đạt được ngay lập tức hay chỉ sau một vài lần cố gắng. Kiểm tra những kiểu suy nghĩ tiêu cực như: “Tôi    không thể làm được”, “Tôi phải chấm dứt thôi”.

thay đổi cách suy nghĩThay đổi suy nghĩ để bản thân sống tích cực

Những suy nghĩ này phản ánh thực tế đúng đến mức nào? Nếu có thể, hãy thay những cách suy nghĩ khác. Viết ra những vấn đề và tất cả những giải pháp có thể, sau đó thử nghiệm, bắt đầu từ những giải pháp có thể mang lại hiệu quả Nhận ra và ghi lại những suy nghĩ tiêu cực nảy sinh trong đầu, những suy nghĩ không phù hợp với thực tế, những suy nghĩ bạn không quan tâm nhưng luôn luẩn quẩn trong tâm trí. Ghi lại phản ứng của bạn trước những suy nghĩ này.

Để bắt đầu hãy viết càng nhiều càng tốt. Nếu luyện tập thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng có những phản ứng nhanh và hiệu quả. Học cách nhận diện những suy nghĩ tiêu cực và thay thế bằng những suy nghĩ hữu ích và thiết thực. Việc này sẽ dễ dàng hơn khi bạn luyện tập thường xuyên. Bắt đầu bằng cách viết ra những suy nghĩ của bạn cho đến khi bạn hiểu rõ nó Tránh nghĩ về những suy nghĩ tiêu cực không có nghĩa là bỏ qua chúng vì vấn đề không thể biến mất chỉ vì bạn bỏ qua nó.

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn tránh được những suy nghĩ tiêu cực: 1. Đếm xem mỗi ngày bạn có bao nhiêu suy nghĩ tiêu cực và thời gian dành cho những suy nghĩ này là bao nhiêu. Ví dụ, bạn thấy mình phải tự sửa những sản phẩm kém chất lượng ở nhà vì bạn không biết phải than phiền như thế nào khi đem chúng trở lại cửa hàng. Hoặc bạn nghĩ vì bạn không có khả năng    nên cuộc họp ở cơ quan vừa rồi thật là tệ. 

Tìm hiểu cách mà các suy nghĩ đó xuất hiện: nếu điều gì đó dẫn đến nhiều suy nghĩ tiêu cực, tìm cách tránh nó đi; nếu điều gì đó ít dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, hãy làm điều đó nhiều hơn. 3. Biến những suy nghĩ tiêu cực thành ám hiệu hành động. Mỗi khi chúng xuất hiện hãy ghi ngay vào sổ ghi chép hàng ngày. 

5. Phân tích suy nghĩ của chính mình

Nghĩ về suy nghĩ của bản thân là điều chúng ta ít khi làm, và lúc bắt đầu không dễ dàng gì. Khi bạn đang căng thẳng, thật khó để nghĩ ra những giải pháp thay thế và những lựa chọn khác nhau. Viết ra những điều làm bạn lo lắng và đọc lại chúng khi cảm thấy thoải mái. Nếu không có câu trả lời đúng thì bạn hãy tìm giải pháp giúp mình trở nên lạc quan hơn. Cách phản ứng tốt nhất là hãy cố gắng hết mình. 

6. Lên kế hoạch và triển khai từng giai đoạn 

Bạn muốn cải thiện mặt nào? Làm sao để nó trở nên tốt hơn? Hãy lên kế hoạch trước một ngày về những hoạt động mà bạn yêu thích và có khả năng thành công: Lên lịch hoạt động làm bạn cảm thấy mình đang giành lấy thế chủ động và hoạt động có mục đích. Kế hoạch hoạt động hàng ngày hoặc hàng tuần sẽ đem lại cho bạn cảm giác cuộc sống của mình có ý nghĩa. Một khi những hoạt động hàng ngày hoặc hàng tuần được dự kiến và sắp xếp, chúng sẽ được phân nhỏ ra thành một chuỗi những hoạt động nhỏ hơn và    vì thế sẽ không làm cho bạn cảm thấy ngộp thở.