Khám phá những năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể con người

1. Khám phá sức mạnh trong chính bản thân chúng ta

Khám phá năng lượng tạo nên sức mạnh cuộc sống Hầu hết mọi người đều tin rằng có hai khía cạnh quan trọng đối với cơ thể con người. Ngoài lớp vỏ thể chất (lâm sàng gọi là thể xác hữu hình), gồm các tế bào, máu, mô, v.v… còn có một nguồn năng lượng khiến cho thân xác có sự sống. Luồng năng lượng này gọi là sinh khí tức là năng lượng của cuộc sống. Thực vậy, sinh khí rất quan trọng đối với hoạt động của con người đến nỗi mỗi nền văn hóa phương Đông đều có một từ nói về nó. Tiếng Trung Quốc gọi là khí. Tiếng Ấn Độ gọi là prana, và tiếng Nhật Bản gọi là ki. Người Hy Lạp cổ đại gọi là pneuma, nay trở thành tiền tố trong các thuật ngữ y học đề cập    đến hơi thở và phổi. Ngày nay, y học phương Tây tập trung vào thể xác hữu hình và không nhận thấy chúng ta có sinh khí.

Tuy nhiên, y học phương Đông cổ đại cho rằng sinh khí chữa trị thể xác hữu hình. Các nhà chữa bệnh phương Đông xem các bộ phận của cơ thể như những cửa sổ hay bản đồ phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể đó. Theo y học Trung Hoa, lỗ tai là một bản đồ phức tạp, mỗi điểm trên tai chỉ một cơ quan hay một phần khác nhau của tâm thần. Trong phản xạ học (xem Mục 15), bản đồ là bàn chân, có thể nói cho chuyên gia về phản xạ học biết nhiều về những bộ phận khác của cơ thể và linh hồn. Theo y học Ayurveda của Ấn Độ, người khám sẽ xem lưỡi, còn các trường phái y học truyền thống    khác xem tròng đen của mắt hay các bộ phận cơ thể khác. Y học phương Tây thực ra không làm thế.

Thay vì vậy, nền y học này xem xét riêng từng bộ phận để tìm triệu chứng của bệnh và chữa trị riêng từng bộ phận. Lấy ví dụ bạn thấy mắt mờ. Có lẽ đi khám ở bác sĩ chuyên khoa mắt, người này kê đơn cho bạn đi mua kính và bảo thế là xong. Nhưng nếu đi khám ở thầy thuốc Trung Hoa, bác sĩ có thể nói rằng sự thoái hóa trong mắt cho thấy gan không tốt. Với người Trung Hoa, mắt là cửa sổ trực tiếp của gan. (Thật thú vị, mắt bị vàng khi ta bị vàng da.)

Thay vì viết toa thuốc bảo đi mua mắt kính đơn giản, thầy thuốc Trung Hoa sẽ xem xét những nguyên nhân sâu xa tại sao gan gây mất cân bằng trong cơ thể. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về quan hệ cá nhân, chế độ ăn, tình trạng cảm xúc, và công việc. Cách điều trị có thể thay đổi chế độ ăn, thể dục giảm stress, hoặc dùng thuốc bắc. Thầy thuốc Ayurveda chẩn đoán về chứng mất cân bằng của gan thông qua việc khám lưỡi, nhưng phương pháp tiếp cận thì giống hệt. Họ sẽ hỏi về chế độ ăn, lối sống, thói quen làm việc, v.v… Nói cách khác, những nhà trị liệu này không xem cơ thể là những bộ phận tách rời.

Theo y học hương Đông, chúng ta là ai điều đó phụ thuộc vào tính cách cá nhân, vai trò xã hội của chúng ta, ta cưới ai, làm việc ở đâu, cảm xúc chúng ta như thế nào về những việc này… tất cả đều quan trọng như khi ta gặp những vấn đề về đôi mắt của chúng ta vậy.     Một trong những hình thức điều trị xưa nhất của chữa trị dùng năng lượng là tiếp xúc trị liệu hay tiếp xúc để chữa bệnh. Về mặt kỹ thuật, những hình thức chữa trị này được xem là liệu pháp trường sinh học. Nhiều cách trị liệu giúp di chuyển hoặc kích thích sinh khí:

Nhà trị liệu dùng bàn tay của họ giúp dẫn hướng sinh khí của bệnh nhân. Họ đặt bàn tay trên cơ thể, hoặc gần sát, thực sự không chạm vào cơ thể. Điều trị bằng năng lượng dùng để giảm đau và viêm, cải thiện giấc ngủ và sự thèm ăn, và giảm stress. Họ đã  kết hợp chữa trị bằng năng lượng với các kỹ thuật điều dưỡng để đem lại kết quả tốt đẹp. Thông thường, nhà chữa trị sẽ di chuyển bàn tay hơi khum lại theo kiểu đối xứng trên cơ thể, cảm nhận cái lạnh, nóng, hay sự rung động. Bàn tay của nhà chữa trị sau đó đặt trên những khu vực sinh khí mất cân bằng, nhằm phục hồi và điều chỉnh luồng năng lượng. 

2. Những phương pháp Mát – xa giải tỏa Stress 

Mát-xa Với nhiều người, giải tỏa stress nằm ngay trên đầu ngón tay của họ! Liệu pháp mát- xa, thuật ngữ y học gọi là thao tác mô mềm đem lại ích lợi, dù người thực hiện thao tác là vợ (hay chồng) hay nhân viên mát-xa, dù dùng kỹ thuật mát-xa kiểu Shiatsu hay kiểu Thụy Điển. Ở phương Đông, mát- xa đã được đề cập toàn diện trong quyển Kinh điển Nội khoa của Hoàng đế, xuất bản năm 2700 trước Công nguyên. (Văn bản này là nền tảng của toàn bộ nền y học truyền thống Trung Hoa). Theo y học Trung Hoa, mát- xa là cách điều trị cho nhiều chứng bệnh. Nhiều hình thức mát-xa đã được phát triển. 

 Những loại mát-xa sau đây là những dạng mát-xa được sử dụng rộng rãi nhất: Mát-xa mô sâu Dẫn lưu bạch huyết bằng mát-xa Mát xa thần kinh cơ Mát-xa shiatsu Mát-xa thể thao Mát-xa Thụy Điển Mát-xa Thụy Điển, phương pháp người phương Tây quen dùng, phát triển vào thế kỷ XIX do một bác sĩ người Thụy Điển, ông đã bắt chước kỹ thuật của Ai  Cập, Trung Hoa, và La Mã cổ đại. Mát-xa theo kiểu Thụy Điển hoạt động dựa vào những nguyên tắc sinh lý học: Các cơ được thư giãn giúp cải thiện dòng máu đến các mô liên kết từ đó củng cố hệ thống tim mạch. Mát-xa theo kiểu shiatsu tập trung cân bằng sinh khí.

Nhà trị liệu mát -xa thao tác để khai thông luồng năng lượng bị kẹt lại trong các bộ phận cơ thể.Dù mỗi truyền thống có nguyên tắc và phong cách khác nhau, song yếu tố chung vẫn giống nhau: nhằm huy động đặc tính chữa bệnh tự nhiên của cơ thể, giúp duy trì hay phục hồi sức khỏe tốt nhất. Dù dùng kiểu mát-xa nào đi nữa, nhà trị liệu đều dùng vô số kỹ thuật lướt và nhồi, cùng với các chuyển động vòng tròn sâu và rung, làm giãn cơ, cải     thiện sự tuần hoàn máu, và tăng tính vận động. Những thao tác này giúp giải tỏa stress và giảm đau nhức cơ, khớp. Nói chung, mát -xa đem lại rất nhiều lợi ích: tuần hoàn máu cải thiện, hệ bạch huyết cải thiện, hồi phục vết thương xương cơ, làm dịu đau nhức, giảm phù (do ứ nước), và giảm lo âu. 

Chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương Từ chiropractic (chữa bệnh bằng phương pháp nắn khớp xương) gồm chữ chiro và praktikos, tiếng Hy Lạp nghĩa là “làm bằng tay”. Truyền thống này hoàn thiện vào cuối thế kỷ XIX bởi Daniel David Palmer ở Port Perry, bang Ontario. Ông là nhà chữa trị tự học. Ông tin rằng tất cả thuốc men đều có hại, và theo học thuyết của ông, bệnh tật là do đốt sống ảnh hưởng đến các thần kinh cột sống.     Các nhà nắn khớp tin rằng não truyền năng lượng tới mọi cơ quan theo các dây thần kinh chạy qua tủy sống. Khi các đốt sống bị di lệch do stress, tư thế không đúng, v.v… sẽ chặn lại hoặc ảnh hưởng xấu tới sự truyền thần kinh bình thường.

Để chữa bệnh nhân viên nắn xương phải tháo gỡ những nơi bị chặn thông qua những động tác điều chỉnh, bẻ nhanh, mát -xa, và ấn dọc theo xương sống, giúp các đốt sống trở về tư thế bình thường. Đôi khi các thao tác được thực hiện ở đầu và tứ chi (khuỷu tay, mắt cá, đầu gối). Làm chủ yếu bằng tay, nhưng nhân viên nắn xương có thể dùng những thiết bị đặc biệt trợ giúp trong chữa trị. Ngoài ra, nhân viên nắn xương hỏi bệnh sử của bệnh nhân và khám cơ thể tổng quát. Họ cũng chụp x-quang cột    sống để xem có chỗ nào không đúng vị trí không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *