Home Răng số 7 là răng nào? Có mấy chân? Có thay không? Có nên nhổ răng số 7

Răng số 7 là răng nào? Có mấy chân? Có thay không? Có nên nhổ răng số 7

Răng số 7 là chiếc răng hàm không thể thiếu, đóng vai trò ăn nhai quan trọng, giữ cho cung hàm cân đối. Tất cả những điều bạn cần biết về răng số 7 là răng nào, có mấy chân, có nên nhổ răng số 7 bị sâu, nhổ răng số 7 giá bao nhiêu?  … sẽ được đề cập chi tiết dưới đây!

1/Răng số 7 là răng nào? Có mấy chân?

Răng hàm số 7 là răng cối lớn thứ hai trên cung hàm, nằm giữa răng số 6 và răng khôn (răng số 8). Một số người không có răng khôn hoặc chưa mọc răng khôn thì răng này nằm ở vị trí góc trong cùng của hàm.

Bạn có thể xác định vị trí răng số 7 bằng cách đếm từ răng cửa chính (răng nằm chính giữa cung hàm, thẳng với sống mũi) vào bên trong đến đến số 7 như hình minh họa.

Cách xác định vị trí răng số 7

Vị trí của răng số 7.

Một người trưởng thành có 4 răng hàm số 7, bao gồm 2 răng hàm trên (gần má) và 2 răng hàm dưới (gần cổ họng). Trong y khoa, để dễ phân biệt các răng này với nhau, người ta thường gọi tên răng số 7 kèm với số thứ tự của cung răng đánh theo chiều kim đồng hồ.

Tên gọi của răng số 7.

Tên gọi của răng số 7.

Ví dụ, răng số 7 hàm trên bên phải gọi là răng 17, răng hàm trên bên phải gọi là răng 27, răng hàm dưới bên trái gọi là răng 37, răng hàm dưới bên phải là răng 47.

Răng số 7 có mấy chân? Thông thường, răng số 7 hàm trên có 3 chân và răng số 7 hàm dưới có 2 chân. Mỗi răng này thường có 3 ống tủy nhưng có thể nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lên răng số 7 có thể có nhiều hơn bình thường 1 đến 2 chân. Để kiểm tra chính xác răng số 7 có mấy chân và mấy ống tủy, bạn cần đến cơ sở y tế để chụp X-quang răng nhé!

2/Răng số 7 có thay không? Mọc khi nào?

Răng số 7 mọc vào khoảng 11-13 tuổi, trong đó răng hàm dưới thường mọc trước. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với độ tuổi này nhưng cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đối với trẻ mọc răng muộn cần bổ sung thêm lượng vitamin D và canxi phù hợp để đẩy nhanh quá trình mọc răng.

Răng số 7 mọc khi nào?

Răng số 7 có thay không?

Răng số 7 có thay không? Đây là chiếc răng hàm mọc khá muộn và chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Nếu có bất kỳ lý do nào gây mất răng thì không thể mọc thêm răng mới.

Nhiều bậc phụ huynh có lầm tưởng rằng, răng này có thể thay mới lần 2 như các răng khác nên không chú trọng chăm sóc răng miệng cẩn thận, gây ra một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, nhiễm trùng,…Khi chiếc răng này hỏng, bệnh nhân sẽ rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”, ăn nhai rất khó khăn và không biết nên nhổ hay giữ lại.

Vậy khi chiếc răng số 7 bị tổn thương, sâu răng số 7 hay sứt mẻ có nên nhổ răng số 7 không?

3/Có nên nhổ răng số 7 không?

Đây là chiếc răng đóng vai trò nghiền nát thức ăn quan trọng hàng đầu của con người. Vì vậy, các bác sĩ khuyên không nên nhổ mà sẽ có phương án giải quyết để giữ lại răng gốc tối đa.

Các bước điều trị thường dùng là vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó nạo bỏ ổ viêm và hàn trám để phục hồi chức năng của răng thật; hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng số 7 khỏi tác hại của vi khuẩn và sức ép ăn nhai.

Có nên nhổ răng số 7 không?

Có nên nhổ răng số 7 không?

Tuy nhiên, có một số trường hợp bác sĩ không thể giữ lại mà phải buộc nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh bao gồm:

  • Răng đã sâu cụt đến chân răng, sâu răng vào tủy gây đau nhức dữ dội.
  • Răng bị biến chứng viêm nha chu, viêm chóp răng nặng.
  • Răng số 7 mọc lệch, mọc xiên gây xô lệch hàm.
  • Răng bị vỡ gãy hết không thể phục hồi.
  • Răng bị tiêu xương, lung lay sắp rụng.

Như vậy răng số 7 chỉ nên nhổ khi bị tổn thương nặng và không thể bảo tồn bằng phương pháp hàn trám hay bọc răng sứ.

4/ Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

Răng số 7 không có nhiều ca mọc phức tạp như răng số 8 nhưng nếu nhổ răng không đúng cách cũng tương đối nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đặc điểm của răng này là có nhiều chân, mọc sâu bên trong hàm và bao quanh bởi tổ chức dây thần kinh, mạch máu bên dưới nên gây khá nhiều khó khăn trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ tay nghề kém kết hợp với dụng cụ nhổ răng kìm, bẩy thô sơ có thể tác động đến các cấu trúc giải phẫu bên gây biến chứng vô cùng nghiêm trọng như: tê liệt hàm, chảy máu ồ ạt, sưng mặt,…

Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, với công nghệ nhổ răng hiện đại ngày nay, bạn sẽ không phải lo lắng nhổ răng số 7 có nguy hiểm không nữa. Máy Piezotome có bộ phận cảm biến cho phép các mũi khoan khi gặp các cấu trúc giải phẫu sẽ lập tức đẩy chúng ra xa tránh gây tổn thương.

Đây là công nghệ tối tân nhất hiện nay không những không ảnh hưởng đến ổ răng mà còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương cho người bệnh.

5/ Nhổ răng số 7 có đau không?

Khi nhổ răng hàm số 7, điều bệnh nhân thường quan tâm nhất là có đau không. Tất nhiên, các ca phẫu thuật thì hiện tượng đau nhức là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi răng số 7 có kích thước lớn hơn các răng khác nên cảm giác cũng rõ ràng hơn.

Nhổ răng số 7 có đau không?

Công nghệ nhổ răng số 7 bằng máy siêu âm Piezotome

Tuy nhiên, nếu bạn nhổ răng với công nghệ Piezotome thì cảm giác đau sẽ được giảm bớt đi rất nhiều. Chiếc máy này có chỉ hoạt động xung quanh chân răng làm giãn nở nướu, từ đó các bác sĩ sẽ nhấc răng ra một cách nhẹ nhàng.

Bên cạnh đó, hệ thống gây tê hiện đại, liều lượng gây tê kiểm soát 1 cách tự động, quá trình nhổ răng số 7 diễn ra hoàn toàn thoải mái. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau đớn. Nếu có đau chỉ khi đã kết thúc quá trình nhổ răng, thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dặn dò cũng như kê thuốc giảm đau nên bạn không cần quá lo lắng nhổ răng số 7 có đau không

6/Nhổ răng số 7 bao lâu thì lành? Sau khi nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

Thời gian lành thương sau khi nhổ răng hàm số 7 sẽ chia thành từng giai đoạn: ngừng chảy máu, hết sưng đau, liền thương và lấp đầy lỗ nhổ răng.

– Trong 1-2 ngày đầu tiên, máu sẽ ngừng chảy hẳn và hình thành cục máu đông.

-Khoảng 1-2 ngày tiếp theo, ổ răng bớt đau và sưng tấy.

– 1 tuần sau khi nhổ răng, vết thương liền lại, lúc này bạn có thể ăn uống và sinh hoạt thoải mái.

– Sau 1-2 tháng, nướu sẽ được lấp đầy ngang bằng với những răng còn lại, kết thúc quá trình liền thương.

Sau khi vết thương đã lành, nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

Mặc dù nhổ răng có thể loại bỏ được các bệnh lý nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức ăn nhai của hàm răng, lâu dần gây tiêu xương, xô lệch hàm và biến dạng mặt. Vì vậy sau khi nhổ răng số 7, việc trồng lại răng là hoàn toàn cần thiết nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nhổ răng số 7 có cần trồng lại không?

Kết quả phục hình Implant cho răng hàm số 7

Với phương pháp trồng răng Implant, nếu bệnh nhân đáp ứng được chất lượng và số lượng của xương thì có thể trồng răng ngay tức thì.  Nếu xương bị tổn thương hoặc đã bị tiêu, có thể mất đến vài tháng để liền thương và xương liên kết chặt chẽ với nhau rồi mới có thể cấy ghép Implant.

7/Chi phí Nhổ răng số 7 giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí nhổ răng số 7 bị sâu hay tổn thương sẽ có giá chênh lệch tại các bệnh viện hay các phòng khám nha khoa phụ thuộc vào công nghệ nhổ răng, độ khó của chiếc răng số 7 và tay nghề bác sĩ.

Nhổ răng số 7 giá bao nhiêu tiền

Nhổ răng số 7 hết bao nhiêu tiền?

Bạn có thể tham khảo giá nhổ răng số 7 tại Nha khoa Paris chi phí 1 triệu đồng. Với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm cùng công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome mới nhất, hỗ trợ nhổ răng số 7 một cách an toàn, nhanh chóng và không đau đớn. Bệnh nhân sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái khi nhổ răng số 7 tại đây.

Ngoài ra sau khi nhổ răng số 7 sẽ được các bác sĩ dặn dò chăm sóc và hẹn lịch tái khám để đảm bảo quá trình lành thương ổn định nhất.

8/Lưu ý sau khi nhổ răng số 7

Sau khi nhổ răng số 7 bạn cần đảm bảo 1 số điều sau để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và ổn định:

  • Cắn chặt bông gạc từ 30 phút đến 1 giờ để cầm máu, hình thành cục máu đông
  • Trong 3 ngày đầu sau khi nhổ răng chỉ nên súc miệng bằng nước muối loãng nhẹ nhàng, nghiêng đầu sang 2 bên.
  • Không nên chải răng tránh ảnh hưởng đến vị trí nhổ răng số 7
  • Ăn thực phẩm mềm dễ nuốt như cháo, súp
  • Tránh ăn thực phẩm cứng, đồ ăn quá nóng hay quá lạnh
  • Không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích như uống rượu bia trong 1 – 2 tuần đầu.
  • Gặp nha sĩ khi có hiện tượng chảy máu vị trí nhổ răng không ngừng.

Tại các trung tâm nha khoa uy tín, quy trình nhổ răng được thực hiện an toàn, nhanh chóng và hạn chế tối đa biến chứng cho bệnh nhân.

Nếu bạn đang mong muốn tìm địa chỉ nhổ răng số 7 uy tín với mức giá thành hợp lý, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1900.6900 để được tư vấn nhiệt tình!