Có nên nhổ răng sữa bị sún khi răng chưa lung lay không?
1/ Khi nào thì nên nhổ răng sữa bị sún?
Răng sún không gây đau và không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn nhưng nếu nhổ răng sữa bị sún quá sớm thì sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch, khểnh hoặc vẩu. Do đó, không cần nhổ răng sún mà cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệt tốt cho trẻ. Sau khi cho trẻ ăn, sau 30 phút nên chải răng để phòng sâu các răng khác.
Có nên nhổ răng sữa bị sún không?
Trong trường hợp mà răng của bé đã bị sún đến chân răng, gây viêm lợi và đau nhức thì lúc ấy bố mẹ của bé nên đưa cháu đi nhổ bỏ. Để các bác sĩ có chuyên môn thực hiện, không nên tự nhổ răng sún cho bé tại nhà rất dễ ảnh hưởng đến cấu trúc mọc răng vĩnh viễn sau này. Bởi vì, răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng. Ở trẻ nhỏ, men răng và ngà răng rất yếu nên dễ nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
2/ Nguyên nhân trẻ bị sún răng sữa là gì?
Sún răng là căn bệnh phá hoại các cấu trúc của răng, thường xuất hiện ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi. Răng dần dần bị mủn và tiêu dần đi, chỗ bị sún sẽ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu. Lâu dần sẽ chỉ còn những mỏm răng tụt xuống lợi, rất cứng và có màu đen bóng.
Các nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
Nguyên nhân khiến răng sữa của bé bị sún đa phần bắt nguồn từ việc sinh hoạt hằng ngày của bé và các lý do khách quan như sau:
– Chế độ ăn uống của bé chứa nhiều hàm lượng tinh bột và đường nên dễ bị vi khuẩn tấn công.
– Chế độ vệ sinh răng miệng cho bé hằng ngày chưa tốt, không làm sạch các mảng bám thức ăn còn trên răng.
– Trẻ bị thiếu canxi hoặc thiếu sản men răng do sinh thiếu tháng cũng khiến răng sún.
– Uống sữa vào ban đêm có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh dễ lên men và sinh ra các axit phá hủy men răng.
– Khi mẹ mang thai, có sử dụng một số thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline. Việc này cũng khiến khi bé sinh ra răng không được phát triển tốt, men răng yếu.
– Bản thân răng sữa hay răng trưởng thành khi mới mọc lớp men răng cũng rất yếu. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn tấn công rất dễ bị sún.
3/ Răng sữa của trẻ bị sún gây ra những ảnh hưởng gì?
Từ khoảng 5 – 6 tuổi, trẻ em bắt đầu thay những chiếc răng sữa đầu tiên cho đến 12 – 13 tuổi sẽ kết thúc việc rụng răng sữa. Nếu răng của trẻ bị sún và việc nhổ răng sữa bị sún quá sớm so với mốc thời gian trên. Thì trong khoảng thời gian mà trẻ bị mất răng sẽ không có răng thay thế, ảnh hưởng đến việc ăn nhai, phát âm của trẻ hằng ngày.
Gây nên tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch
Răng sữa bị sún, đặc biệt là những vị trí như răng cửa, răng nanh sẽ làm bé có nguy cơ bị nói ngọng và khó phát âm chuẩn so với các bé có hàm răng phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, răng sún còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ và thường bị bạn bè trêu đùa, dẫn đến mất tự tin và nhút nhát.
Trong trường hợp răng sữa bị sún tới gần lợi, bé sẽ cảm thấy đau nhức và không thể ăn uống được bình thường. Ảnh hưởng đến sực phát triển về thể chất và trí thông minh của trẻ sau này. Đặc biệt, khi bị sún răng còn có thể làm thay đổi tiến trình, vị trị mọc răng vĩnh viễn sau này.
4/ Cách phòng ngừa và chữa sún răng sữa cho trẻ như thế nào?
Khi cha mẹ nhận thấy răng sữa của con có các dấu hiệu của bệnh sún răng thì cần phải đưa bé đến ngay các nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và kiểm tra. Để có hướng điều trị kịp thời, khắc phục và hạn chế lây lan sang các răng bên cạnh.
– Trường hợp bé bị sún răng nhẹ: bác sĩ thường sử dụng biện pháp hàn trám răng để ngăn chặn không cho sâu phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ cấu trúc của răng, đảm bảo cho quá trình ăn uống, tiêu hóa của trẻ bình thường.
– Trường hợp bé bị sún răng nặng: tùy vào mức độ ảnh hưởng của chiếc răng sún đến sức khỏe răng miệng của trẻ mà các bác sĩ sẽ có quyết định giữ hoặc nhổ răng sữa bị sún đó đi.
Cách phòng ngừa bệnh sún răng ở trẻ em
Cha mẹ chỉ cần tuân thủ những chỉ dẫn dưới đây là có thể giúp răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh và phòng ngừa được các bệnh lý răng miệng thường gặp:
– Hướng dẫn và vệ sinh răng miệng cho trẻ đúng cách ngay từ khi bé còn nhỏ. Nếu bé còn quá nhỏ chưa thể thực hiện được thì cha mẹ có thể lấy băng gạc lau sạch khoang miệng cho trẻ sau mỗi bữa ăn. Khi trẻ đã lớn và tự thực hiện được thì khuyến khích cho trẻ đánh răng 2 ngày/ lần vào sáng và tối.
Dạy trẻ đánh răng đúng cách sau mỗi bữa ăn
– Loại bỏ những thói quen xấu như uống sữa vào ban đêm, ăn đồ ngọt và nước ngọt có ga trước khi đi ngủ.
– Chế độ ăn cho trẻ phù hợp, thay đổi và thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, canxi, vitamin….tốt cho răng chắc khỏe.
– Lưu ý khi trẻ còn nhỏ, việc sử dụng các thuốc kháng sinh sẽ làm cho men răng của trẻ yếu đi. Cho nên, bố mẹ không tự ý cho con sử dụng thuốc bừa bãi mà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Khám răng định kỳ, thường xuyên từ 5 – 6 tháng/ lần để khi có dấu hiệu răng sún thì các bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và điều trị.
Vấn đề sún răng và nhổ răng sữa bị sún có thể phòng ngừa và kiểm soát nếu phụ huynh chú ý tới việc vệ sinh răng miệng của trẻ hằng ngày.
Hy vọng rằng, các thông tin sẽ giúp ích được cho mọi người trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé. Nếu còn các câu hỏi cần giải đáp xung quanh vấn đề này, xin vui lòng liên hệ qua hotline 1900.6900 để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn MIỄN PHÍ!