Khi mọc răng khôn, kèm theo biểu hiện đau nhức là tình trạng hôi miệng khó chịu. Vậy tại sao răng khôn gây hôi miệng?
Răng khôn gây hôi miệng do đâu?
Phần lớn người trưởng thành mọc răng khôn đều có hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm do chiếc răng này mọc rất muộn khi xương hàm đã phát triển đầy đủ khiến chúng không thể mọc thẳng. Chúng phải tự tìm đường thoát cho mình bằng cách đâm lệch vào răng số 7, hay phía má,…
Cách mọc này tạo ra những khoảng trống dễ tích tụ thức ăn, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, thức ăn thừa đọng lại gây thối rữa là những nguyên nhân gây hôi miệng.
Răng khôn bị hôi miệng phát triển theo nhiều mức độ. Ban đầu bạn chỉ bị hôi miệng nhẹ vài giờ sau khi ăn. Nếu chải răng sạch sẽ và thức ăn được lấy ra thì hiện tượng hôi miệng sẽ hết.
Tuy nhiên, để càng lâu ngày, triệu chứng này sẽ phát triển nặng dẫn tới:
Khi bị hôi miệng, biến chứng phổ biến nhất đi kèm là sâu răng. Biểu hiện ban đầu là những chấm nhỏ đen hoặc trắng li ti xung quanh răng khôn. Sau đó, vi khuẩn tiếp tục phá hủy làm mục răng và ăn đến tủy gây đau nhức dữ dội. Giai đoạn chết tủy răng thì không thể cứu chữa và giữ lại chiếc răng.
Đây là triệu chứng có ổ mủ tích tụ phía bên trong răng, cụ thể là dưới chân răng, gây nhiều đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Khi vi khuẩn từ một áp xe răng tấn công xuống hai bên vùng dưới lưỡi, dưới hàm và vùng dưới cằm; trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp, gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
Răng khôn gây hôi miệng và những biến chứng nguy hiểm
Răng khôn khi mọc sẽ gây nứt lớp nướu phía trên để trồi ra ngoài. Vùng nướu lúc này rất nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng và gây hôi miệng trầm trọng.
Một số trường hợp nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng (vi khuẩn chạy qua các mạch máu đến tim, gây nhiễm trùng và có thể đe dọa tính mạng); hoặc vi khuẩn có thể lây lan từ răng đến não thông qua các mạch máu, gây nhiễm trùng não và có thể dẫn đến hôn mê.
Răng khôn gây hôi miệng là dấu hiệu bạn không nên coi thường mà cần điều trị càng sớm càng tốt. Có nhiều cách điều trị bạn có thể tham khảo dưới đây:
* Lưu ý: Điều kiện tiên quyết trước khi bạn điều trị bệnh đó là cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt bằng cách: đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch cặn bẩn sau mỗi bữa ăn, súc miệng bằng nước muối ngay khi ngủ dậy, uống nước thường xuyên để giúp khoang miệng luôn ẩm, ngăn vi khuẩn bám vào răng,…
=> Đây mới chính là cách ngăn ngừa hôi miệng về lâu dài.
Nghe có vẻ phi lý nhưng đây chính là bài thuốc thường được ông cha ta áp dụng. Những miếng vỏ chanh sau khi sử dụng, thay vì bỏ đi, bạn hãy rửa sạch, rồi nhai thật kĩ, và nuốt. Cứ làm như vậy ngày vài lần sẽ giúp cho hơi thở của bạn luôn thơm mát.
Gừng và tỏi được biết đến là “thần dược” đối với bệnh răng miệng. Chúng có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển và giảm mùi hôi miệng của bạn.
Gừng và tỏi có thể điều trị hôi miệng do răng khôn gây ra.
Mặc dù hai cách điều trị trên có thể ngăn ngừa mùi hôi miệng tạm thời nhưng không thể chữa triệt để răng khôn gây hôi miệng cho bạn. Bởi răng khôn vẫn còn đó, vẫn thường xuyên gây đau nhức và tích tụ vi khuẩn.
Theo các chuyên gia nha khoa, răng khôn không có chức năng ăn nhai và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm nên cần được nhổ bỏ. Sau vài ngày vết thương được chăm sóc, dùng thuốc hợp lý, lỗ nhổ răng được hồi phục trở lại và bệnh hôi miệng sẽ được loại bỏ hoàn toàn.
Nhổ răng khôn là cách tốt nhất để ngăn ngừa hôi miệng.
Bạn cũng đừng quá lo lắng nhổ răng khôn gây đau nhức hay ảnh hưởng đến dây thần kinh bởi với công nghệ nhổ răng khôn bằng công nghệ Piezotome hiện nay, các thao tác diễn ra rất nhẹ nhàng, nhanh chóng và không gây biến chứng.
Nếu răng khôn bị hôi miệng đang làm phiền cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn, đừng ngần ngại gọi điện đến hotline 1900.0069 để được các chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí!Răng khôn gây hôi miệng: Điều trị sớm kẻo nguy hiểm!