Tình trạng răng lấy tủy bị vỡ càng ngày càng trở nên phổ biến khi rất nhiều người mắc phải và cảm thấy đau đầu khi tìm cách chữa trị. Vậy dấu hiệu răng lấy tủy vỡ là gì? Cách điều trị dứt điểm tình trạng này là gì? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây!
Tủy răng là mạch máu được bao bọc bởi lớp ngà và men răng, có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống một chiếc răng khỏe mạnh. Trong một số trường hợp như sâu răng, răng sứt mẻ khiến tủy răng bị hỏng, bác sĩ sẽ thực hiện lấy tủy nhằm bảo vệ răng.
Việc điều trị tủy răng, lấy tủy khiến răng yếu hơn và là nguyên nhân chính dẫn đến răng lấy tủy bị vỡ, nguy cơ gãy răng, rụng răng cũng cao hơn.
Dấu hiệu răng lấy tủy bị vỡ không giống với răng còn tủy thông thường bởi khi đã lấy đi tủy răng, bạn sẽ không còn cảm giác đau nhức hay cảm giác về nhiệt độ khi răng vỡ. Một số dấu hiệu nhận biết:
Sau khi ăn bạn thấy răng có dấu hiệu sứt mẻ, có vết nứt trên thân răng hoặc răng bị vỡ dọc từ bề mặt răng xuống chân răng. Dấu hiệu này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, tuy nhiên phải để ý kỹ bởi ban đầu thường chỉ là những vết nứt nhỏ.
Răng tự nhiên vỡ, nứt
Dấu hiệu này cũng dễ nhận biết khi bạn thấy nướu tại chiếc răng này tụt xuống so với các răng khác, răng trở nên lung lay. Nếu tình trạng này để lâu sẽ dẫn tới tình trạng rụng răng, mất răng.
Khi thấy chiếc răng đã điều trị tủy bị đen lại, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp bởi khi để lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai cũng như các răng khác trên cung hàm.
Răng vỡ ra làm đôi, răng lấy tủy bị đen lại
Thông thường một chiếc răng khi được rút tủy sẽ tồn tại trong thời gian từ 25-30 năm tùy vào tình trạng răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng lấy tủy bị vỡ do một số nguyên nhân sau đây:
Việc đánh răng quá mạnh gây tổn thương nướu, chảy máu chân răng hoặc thức ăn thừa làm vi khuẩn sinh sôi tấn công men răng, làm răng sứt mẻ, hỏng men răng.
Ăn các đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng tới cấu trúc răng và men răng khiến răng trở nên yếu dần gây ra tình trạng sứt mẻ, vỡ.
Ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm ảnh hưởng đến răng lấy tủy
Thói quen nhai lệch sang bên trái hoặc bên phải làm lực phân bố trên răng không đều, dễ gây ra tình trạng hỏng răng do răng đã điều trị tủy thường yếu hơn so với các răng khác.
Tai nạn không mong muốn trong quá trình tham gia giao thông, trong lúc luyện tập thể thao khiến răng bị va đập mạnh gây nên tình trạng vỡ, nứt.
Lấy tủy răng là một kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề chuyên môn cao, cùng với đó là trang thiết bị, công nghệ hiện đại đáp ứng sự an toàn, hiệu quả của quá trình điều trị răng.
Rất nhiều nha khoa không đảm bảo uy tín, bác sĩ lấy tủy răng không sạch, hoặc vật liệu hàn trám/bọc sứ kém chất lượng đều gây ra những biến chứng sau khi điều trị tủy.
Bạn cũng nên chú ý tới các thói quen chống cằm, nghiến răng khi ngủ, cắn bút, mở nắp chai…đều là nguyên nhân khiến răng lấy tủy bị vỡ.
Thói quen xấu khi sử dụng răng mở nắp chai
Răng khi đã điều trị tủy khi có dấu hiệu bị vỡ, bạn cần đến ngay nha khoa uy tín để điều trị và khắc phục dứt điểm. Tùy vào tình trạng vỡ nhẹ hay nặng mà bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
Nha khoa Paris được biết đến như một chuỗi hệ thống nha khoa theo tiêu chuẩn Pháp hàng đầu tại Việt Nam với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trên 30 năm kinh nghiệm và cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại đã điều trị tủy răng, phục hình răng thẩm mỹ cho rất nhiều người thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề khác nhau.
Cách điều trị dứt điểm răng đã điều trị tủy răng bị vỡ:
Đối với những trường hợp rạn nứt nhẹ hoặc những vết vỡ trên răng nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành boc răng sứ để phục hình răng thẩm mỹ cho chiếc răng hỏng.
Với nguyên lý mài một phần răng thật, sau đó chụp mão răng sứ bên ngoài tạo hình răng hiệu quả đảm bảo chức năng ăn nhai, bền chắc. Mão răng có tác dụng bảo vệ ngà răng, ngăn chặn những tác nhân xâm lấn khiến răng sứt mẻ.
Bọc răng sứ phục hình thẩm mỹ răng hiệu quả, đảm bảo chức ăn ăn nhai cho khuôn hàm
Theo nguyên tắc bảo toàn răng thật, việc nhổ bỏ răng là việc hạn chế xảy ra. Tuy nhiên trong trường hợp không thể điều trị, răng vỡ nặng chỉ còn lại mỗi chân răng hoặc một phần răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sau đó trồng răng Implant.
Kỹ thuật trồng răng Implant bao gồm trụ Implant, trụ nối Abutment và mão răng sứ bên ngoài nhằm phục hình răng đã mất hiệu quả, bền chắc, an toàn.
Trồng Implant răng đã vỡ của khách hàng Tăng Quang Hưng tại nha khoa Paris
Hi vọng những thông tin về răng lấy tủy bị vỡ sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình một cách an toàn, hiệu quả. Nếu còn bất cứ thấc mắc nào, các bạn có thể liên hệ tới hotline 1900.6900 để được tư vấn và giải đáp miễn phí!
Răng mọc chồi hay có tên gọi khác là răng khấp khểnh, nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng răng miệng của bạn. Vì vậy hãy khắc phục tình trạng này càng sớm sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, sức khỏe tổng thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...
Răng mọc thừa phía trong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng của bạn. Vì vậy nên khi phát hiện mình có tình trạng răng thừa thì hãy đến ngay nha khoa để có phương pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý nhổ răng ...
Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome ra đời là một bước tiến đột phá trong nghành nha khoa. Mở ra một kỷ nguyên mới và thay thế toàn bộ cách nhìn nhận về việc nhổ răng thông thường. Công nghệ này có gì đặc biệt và nó có gây ra những đau ...
Răng quặp là tình trạng hiếm gặp, khiến không ít người gặp những trường hợp này cảm giác mất tự tin về hàm răng. Không những thế, nhiều người còn cho rằng những người có hàm răng quặp vào trong thường ki bo và hà tiện. Sự thật có phải như vậy không? Hãy ...
Răng số 7 bị lung lay và đau là tình trạng gặp phải nhiều người khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Cảm giác làm bạn khó chịu, đặc biệt trong việc ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy, khi gặp tình trạng này thì xử lý như thế nào? Ở bài viết dưới ...
Răng sữa của bé bị mủn là một dạng bệnh lý về răng miệng rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Vì vậy, nếu con bạn đang trong tình trạng này, hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào. 1. Răng sữa của bé ...