[Tìm hiểu] Răng nanh và răng khểnh có giống nhau không?

Có thể bạn đã từng được nghe hoặc ai đó khen là người có chiếc răng khểnh dễ thương hay răng nanh đẹp. Vậy, răng nanh và răng khểnh thực chất có phải là một chiếc răng không? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời:

1/ Răng nanh và răng khểnh có giống nhau không?

Thực chất, thì không phải ai cũng biết răng nanh và răng khểnh là tên gọi của răng. Nằm ở vị trí số 3 trên cung hàm, tính từ răng cửa hướng vào trong. Khi dựa trên hướng mọc thì sẽ có cách gọi là răng nanh hoặc răng khểnh.

Vị trí răng nanh và răng khểnh trong cung hàm

Vị trí răng nanh và răng khểnh trong cung hàm

Ở mỗi người, thường có 4 chiếc răng nanh, mỗi chiếc răng đều có thân hình dày và bề mặt nhai thì không có múi, hố rãnh. Răng nanh, thay vì mọc lên theo phương thẳng đứng thì chúng lại mọc chếch lên trên và nhô ra phía trước cung hàm thì được gọi là răng khểnh. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, ai khi sinh ra và lớn lên mà sở hữu được những chiếc răng khểnh đẹp thì trong cuộc sống luôn gặp điều may mắn.

Răng khểnh đẹp

Răng khểnh đẹp

Như vậy, răng khểnh và răng nanh đều là tên gọi của một răng. Trong đó, răng khểnh được sử dụng để chỉ tình trạng răng số 3 mọc lệch trong cung hàm. Còn răng nanh là tên gọi phổ thông mà mọi người thường hay nhắc đến.

2/ Có nên giữ lại răng khểnh không?

Trong nha khoa, răng khểnh được coi là một dạng sai lệch khớp cắn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn nhai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, hôi miệng…

Răng khểnh - ảnh hưởng đến khớp cắn

Răng khểnh – ảnh hưởng đến khớp cắn

Tuy nhiên, đây lại là vị trí răng giữ vai trò cắn xé thức ăn. Cho nên, trong đa số các trường hợp thì bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên niềng răng – chỉnh nha hoặc bọc răng sứ. Thậm chí, có một số tình trạng răng khểnh mọc chếch lên quá cao thì phải phẩu thuật chỉnh hình răng, để đưa đúng về vị trí trong cung hàm.

Chỉ những chiếc răng khểnh không bị lệch lạc nặng, không gây ảnh hưởng quá nhiều đến việc ăn nhai. Hoặc có những chiếc răng khểnh mang lại vẻ đẹp trên khuôn mặt thì mới nên giữ lại. Tuy nhiên, phải lưu ý chăm sóc chúng thật cẩn thận, để tránh các mảng thức ăn còn sót lại.

3/ Các phương pháp giúp răng khểnh đều lại trong nha khoa?

Khi răng khểnh bị lệch quá mức ở trong cung hàm, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và gây mất thẩm mỹ. Bạn nên đến các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn những biện pháp phục hình phù hợp.

Bọc răng sứ 

Đây là phương pháp có thể áp dụng được cho các tình trạng răng khểnh nhẹ và nhu cầu của khách hàng muốn hàm răng được đều, đẹp. Bọc răng sứ cho răng khểnh là quá trình bác sĩ sẽ phải mài đi một lớp men răng bên ngoài, theo tỷ lệ đã được tính toán từ trước. Sau đó, sử dụng các mão sứ phủ lên trên.

Hình ảnh sau khi bọc răng sứ cho răng khểnh nhẹ

Hình ảnh sau khi bọc răng sứ cho răng khểnh nhẹ

Đặc điểm của phương pháp bọc răng sứ:

– Rất hiệu quả với trạng răng bị khấp khểnh nhẹ

– Không mất quá nhiều thời gian điều trị, trung bình từ 2 – 4 ngày là hoàn tất

– Tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên, giống màu của răng thật.

Niềng răng

Là phương pháp chỉnh nha sử dụng các khí cụ ( mắc cài, khay niềng hoặc hàm tháo lắp) để kéo chỉnh các răng về đúng vị trí của nó trên cung hàm. Thông thường, quá trình niềng răng sẽ khéo dài từ 18 – 24 tháng. Có thể lâu hơn nếu tình trạng răng khấp khểnh nặng.

Các bước niềng răng khểnh

Các bước niềng răng khểnh

Đặc điểm của phương pháp niềng răng

– Phù hợp với tất cả các trường hợp răng khấp khểnh

– Không xâm lấn, ảnh hưởng đến các trúc răng thật

– Độ hiệu quả cao, duy trì đến hết đời.

Ngoài ra, trong trường hợp chiếc răng khểnh chênh lệch quá nhiều, ảnh hưởng nặng đến việc ăn nhai hoặc cắn đồ ăn khó. Các bác sĩ sẽ xem xét và tiến hành phẫu thuật chỉnh hình răng. Nhằm mang lại cho bệnh nhân một hàm răng đều đẹp, không còn bị khấp khểnh nữa.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã phân biệt được răng nanh và răng khểnh. Trong trường hợp bạn cần tư vấn rõ hơn về các phương pháp trên. Xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.6900 của Tổng đài Nha khoa Paris, để được các nha sỹ tư vấn thêm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *