Home Răng sữa của bé bị mủn khi mới 5 tuổi? Hỏi – Đáp Bác sĩ nha khoa

Răng sữa của bé bị mủn khi mới 5 tuổi? Hỏi – Đáp Bác sĩ nha khoa

Răng sữa của bé bị mủn là một dạng bệnh lý về răng miệng rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam. Vì vậy, nếu con bạn đang trong tình trạng này, hãy xem bài viết dưới đây để hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào.

1. Răng sữa của bé bị mủn? Hỏi – Đáp bác sĩ nha khoa

Con trai tôi mới có 5 tuổi mà răng sữa của bé bị mủn nhỏ và cụt dần. Giờ đây mấy cái răng cửa bé bị mủn đã cụt gần hết. Có phải bé bị men răng yếu từ trong bào thai? Răng sữa có sử dụng biện pháp trám men được không?
  Bùi Thị Hương Hoa ( Hà Nội)

răng sữa của bé bị mủnHình ảnh răng bị mủn vỡ của bé trai khi có 5 tuổi

 Tiến sĩ – Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm của Nha khoa Paris trả lời:

Răng cửa bé bị mủn chứng tỏ không những men răng mà cả ngà răng, tủy răng của bé đang bị vi khuẩn phá hủy rất nghiêm trọng.

Nguyên nhân răng sữa của bé bị mủn

Bé trai nhà chị 5 tuổi hiện tại răng bị mòn dần. Có thể dưới đây là một số nguyên nhân hay gây ra răng của bé bị mủn như sau:

Ăn uống nhiều thực phậm chứa đường và tinh bột:

Việc cha mẹ cho trẻ ăn nhiều những đồ ăn có hàm lượng đường cao, có tính bám dính vào bề mặt của răng như: bánh quy, các loại kẹo, các loại nước ngọt có ga…chính là thủ phạm khiến răng bị mòn dần. Bởi lớp men răng của bé đang tương đối mỏng, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công.

Thiếu canxi và flour:

Canxi và flour là 2 thành phần quan trọng giúp răng hình thành men răng. Do đó, nếu trẻ bị thiếu canxi hoặc và các dưỡng chất cần thiết cho xương thì bé sẽ thiếu sản men răng, làm răng bị yếu đi khi không có lớp men gây nên tình trạng răng sữa của bé bị mủn.

Chế độ vệ sinh răng miệng:

Vì răng sữa của bé chưa phát triển hoàn thiện nên lớp men và lớp ngà của bé còn rất yếu và mềm mỏng. Khả năng chống lại các tác nhân gây hại là cực kì thấp. Nếu cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho bé thường xuyên, đúng cách thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công răng của bé. Gây nên răng bị mủn vỡ theo thời gian.

Việc điều trị răng của bé bị mủn, thông thường bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng phương pháp tái khoáng phần mô răng bị bệnh hoặc hàn trám răng. Bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa, để được các nha sĩ điều trị sớm cho bé.

2. Những hậu quả khi mà răng sữa của bé bị mủn?

Răng bị mủn vỡ nếu để lâu sẽ ăn sâu vào tủy răng, lan ra xung quanh các chiếc răng khác trên cùng một hàm. Tình trạng này kéo dài, thậm chí có thể rụng răng. Kết quả là các răng sữa của bé chỉ còn lại các mỏm răng tụt xuống gần lợi, chân răng nằm sát nướu, và răng sữa bị vàng, nâu hoặc màu xám.

răng sữa của bé bị mủn
Răng sữa bị mòn gây nhiều tổn thương cho bé 

Khi răng sữa bị mòn hết lớp men răng ngoài sẽ ăn dần vào bên trong răng. Lúc này, trẻ sẽ có những dấu hiệu như: răng có màu đen, mòn dần, cảm giác ê buốt ở chân răng… Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc răng vĩnh viễn sau này của trẻ như răng mọc lệch, răng bị xỉn màu.

3. Răng sữa của bé bị mủn – Cách khắc phục hiệu quả?

Răng của bé bị mủn vỡ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng như: hoạt động ăn nhai, quá trình mọc răng vĩnh viễn. Dưới đây là 2 cách khắc phục răng sữa bị mòn hiệu quả nhất hiện nay cho trẻ nhỏ.

răng sữa của bé bị mủnCách chữa răng sữa bị mòn ở trẻ nhỏ khi răng sữa của bé bị mủn

Tái khoáng phần mô răng bị bệnh

Đây là phương pháp dùng khi bé bị mẻ răng sữa, răng mới chớm mòm. Các bác sĩ sẽ sử dụng các dung dịch tái khoáng như: fluorine, calcium, phosphate hạn chế các phần mô răng đã bị phá hủy. Đối với trẻ 9 tháng bị sún răng thì các bác sĩ sẽ tái khoáng phần mô răng theo các phương pháp và điều trị đặc biệt.

Hàn trám răng

Phương pháp này dùng được cả cho người lớn và trẻ nhỏ trong trường hợp răng bị mủn vỡ, răng bị mòn dần… Các vật liệu nhân tạo được trám lên bề mặt răng để bít chúng lại. Phương pháp này có thể tái tạo lại các răng thật như lúc ban đầu, khôi phục hình dáng răng và chức năng ăn nhai cho trẻ.

4. Cách phòng ngừa khi răng sữa của bé bị mủn

Dưới đây là một số phương pháp giúp các bố mẹ phòng ngừa tình trạng khi răng bị mủn vỡ và răng bị mòn dần ở trẻ. Các phương pháp này đã được các nha khoa kiểm chứng là rất hiệu quả. Các bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng cho trẻ nhỏ trong gia đình nhé!

răng sữa của bé bị mủnChăm sóc răng miệng cho bé để tránh trường hợp răng sữa của bé bị mủn

Bố mẹ nên tập cho trẻ nhỏ thói quen vệ sinh răng miệng từ bé, thường xuyên khoảng 2 lần/ ngày. Nếu là trẻ sơ sinh, bố mẹ nên dùng các gạc mềm hoặc bông vệ sinh nhúng nước ấm rồi lau sạch khoang việc và lợi cho trẻ.

Khi trẻ bắt đầu 3 tuổi trở lên, bố mẹ các bé nên hướng dẫn trẻ nhỏ vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng, dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng. Để hình thành cho bé một thói quen thường xuyên.

Đưa trẻ đi khám tại các nha khoa định kỳ từ 5 – 6 tháng/ lần. Để theo dõi sát sao tình trạng răng sữa của bé bị mủn không, nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được các bác sĩ can thiệp kịp thời. Tránh các tình trạng răng răng của trẻ bị hư hại nặng mới đến phòng khám nha khoa.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên có thể giúp ích được các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ nhỏ. Để không phải xảy ra những trường hợp răng sữa của bé bị mủn. Các bố mẹ có thể tham khảo tại trang chủ Nucuoi.net để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác. Hoặc nếu có thắc mắc xin gọi điện qua đường dây nóng 1900.6900 để được các nhân viên hỗ trợ tư vấn các cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn kịp kịp thời.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Răng mọc chồi là gì? Cách khắc phục tình trạng răng xấu chồi lên

Răng mọc chồi là gì? Cách khắc phục tình trạng răng xấu chồi lên

Răng mọc chồi hay có tên gọi khác là răng khấp khểnh, nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng răng miệng của bạn. Vì vậy hãy khắc phục tình trạng này càng sớm sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe, sức khỏe tổng thể không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ...

Răng mọc thừa phía trong phải làm sao? Khắc phục như thế nào?

Răng mọc thừa phía trong phải làm sao? Khắc phục như thế nào?

Răng mọc thừa phía trong sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai, vệ sinh răng miệng của bạn. Vì vậy nên khi phát hiện mình có tình trạng răng thừa thì hãy đến ngay nha khoa để có phương pháp điều trị hợp lý, không nên tự ý nhổ răng ...

Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bạn

Răng lấy tủy bị vỡ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bạn

Tình trạng răng lấy tủy bị vỡ càng ngày càng trở nên phổ biến khi rất nhiều người mắc phải và cảm thấy đau đầu khi tìm cách chữa trị. Vậy dấu hiệu răng lấy tủy vỡ là gì? Cách điều trị dứt điểm tình trạng này là gì? Tất cả những thắc mắc trên ...

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome là như thế nào?

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome là như thế nào?

Công nghệ nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome ra đời là một bước tiến đột phá trong nghành nha khoa. Mở ra một kỷ nguyên mới và thay thế toàn bộ cách nhìn nhận về việc nhổ răng thông thường. Công nghệ này có gì đặc biệt và nó có gây ra những đau ...

Răng quặp là như thế nào? Tướng răng quặp vào trong nói lên điều gì?

Răng quặp là như thế nào? Tướng răng quặp vào trong nói lên điều gì?

Răng quặp là tình trạng hiếm gặp, khiến không ít người gặp những trường hợp này cảm giác mất tự tin về hàm răng. Không những thế, nhiều người còn cho rằng những người có hàm răng quặp vào trong thường ki bo và hà tiện. Sự thật có phải như vậy không? Hãy ...

Răng số 7 bị lung lay thì xử lý như thế nào? Cách điều trị tốt nhất?

Răng số 7 bị lung lay thì xử lý như thế nào? Cách điều trị tốt nhất?

Răng số 7 bị lung lay và đau là tình trạng gặp phải nhiều người khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Cảm giác làm bạn khó chịu, đặc biệt trong việc ăn uống bị ảnh hưởng rất nhiều. Vậy, khi gặp tình trạng này thì xử lý như thế nào? Ở bài viết dưới ...