Home Giải đáp răng sứt mẻ có hàn được không? Có đau khi hàn lại không

Giải đáp răng sứt mẻ có hàn được không? Có đau khi hàn lại không

Răng bị sứt mẻ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai, đặc biệt là thẩm mỹ nếu tình trạng sứt mẻ là răng cửa. Vì vậy nên nhiều bạn gặp tình trạng răng sứt mẻ thường muốn đi cải thiện bằng cách hàn trám nhưng lại lo lắng răng sứt mẻ có hàn được không? Có gây đau đớn và phương pháp này có phải giải pháp tốt nhất? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời.

1/ Nguyên nhân gây ra tình trạng răng sứt mẻ

Trước khi giải đáp câu hỏi răng sứt mẻ có hàn được không các bạn cần biết được nguyên nhân gây nên tình trạng răng sứt mẻ. Vì có rất nhiều bạn không để ý đến răng miệng của mình nên vào buổi sáng phát hiện ra răng bị sứt, mẻ mà không biết là từ bao giờ và cần phải làm gì. Lúc ấy mới vội vàng, lo lắng tìm giải pháp khắc phục răng cho bản thân.

răng sứt mẻ có hàn được không

Răng sứt mẻ do đâu?

Răng sứt mẻ chủ yếu do những nguyên nhân sau đây:

  • Do ngoại lực: Những tác động lực bên ngoài mà bạn thường hay gặp phải khiến cho răng bị sứt mẻ như: tai nạn giao thông, tai nạn trong khi chơi thể thao, những thói quen xấu hàng ngày: nhai đá, ăn thức ăn quá cứng, lấy răng cắn bút, mở lắp chai…
  • Do bệnh lý răng miệng: bệnh lý răng miệng hay gặp phải đó là sâu răng. Những lỗ đen xuất hiện trên thân răng, sau 1 thời gian không điều trị, nó sẽ ngày càng lan rộng, làm răng của bạn bị đổi màu, biến dạng
  • Do răng đã bị thối tủy: Tủy răng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi chiếc răng. Khi tủy bị chết đồng thời chiếc răng ấy cũng dần chết theo, chúng đổi màu sậm hơn, giòn, vỡ mẻ dần khi có tác động ăn nhai hoặc tác động bên ngoài
  • Do men răng yếu: Men răng của 1 số người bị yếu do bẩm sinh, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc vệ sinh răng miệng không tốt khiến cho men răng không đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ bảo vệ răng của mình. Vì vậy nên khi có hoạt động ăn uống nó làm cho răng bị sứt mẻ

2/ Răng sứt mẻ có hàn được không?

Rất nhiều người khi phát hiện ra tình trạng răng của mình thì bắt đầu lo lắng đến vấn đề răng sứt mẻ có hàn được không? Liệu trường hợp của mình có phù hợp để hàn trám không. Và bạn có thể hoàn toàn yên tâm về phương pháp hàn trám. Vì đây là phương pháp khắc phục tình trạng sứt mẻ nhanh, hiệu quả và có chi phí rẻ nhất hiện nay.

răng sứt mẻ có hàn được không

Các bác sĩ sẽ sử dụng chất hàn trám lấp đầy chỗ răng bị khiếm khuyết, sau đó tạo hình lại răng để chúng có thể khôi phục lại hình dáng, khả năng ăn nhai ban đầu của mình. Nhưng không phải trường hợp nào răng bị sứt mẻ cũng có thể áp dụng được phương pháp hàn trám. Bạn hãy tham khảo 1 số trường hợp cụ thể sau đây:

  • Răng bị sứt mẻ nhẹ không ảnh hưởng gì đến tủy răng và ngà răng
  • Nếu trong trường hợp răng sâu thì bạn cần loại bỏ hết những vùng răng bị sâu sau đó mới thực hiện hàn trám
  • Nếu răng bị sứt mẻ do tủy răng bị thối, men răng yếu thì bác sĩ cần thăm khám cẩn thận để đưa ra kết luận răng sứt mẻ có hàn được không hay cần phải sử dụng phương pháp khác như bọc sứ, nhổ bỏ răng hỏng.

Video hàn trám răng cửa sứt mẻ tại nha khoa Paris:

3/ Trám răng sứt mẻ có đau không?

Sau khi có được câu trả lời cho răng sứt mẻ có hàn được không thì nhiều bạn lại lo lắng đến việc quá trình hàn trám liệu có đau đớn, ê buốt. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm quá trình này các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng, sau đó tiêm hoặc bôi thuốc tê cho bạn nên bạn sẽ không cảm thấy đau nhức 1 chút nào cả. Và quá trình thực hiện hàn trám này rất nhanh chỉ trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút là đã hoàn thành.

Sau khi thuốc tê đã hết tác dụng bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức ê buốt, vì đây là hiện tượng bình thường khi có lực tác động vào răng. Nhưng tình trạng này không kéo dài quá lâu và sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng thời gian 24 tiếng. Nếu tình trạng đau nhức này kéo dài bạn nên quay trở lại nha khoa để thăm khám và điều trị dứt điểm, tránh xảy ra tình trạng biến chứng nguy hiểm.

răng sứt mẻ có hàn được không

Hình ảnh hàn trám tại nha khoa Paris

Phương pháp hàn trám là kỹ thuật nha khoa đơn giản nhưng không phải bác sĩ, nha khoa nào cũng có thể cho bạn một kết quả như mong muốn. Vì nếu bạn đến nha khoa kém chất lượng có thể gây ra một số hậu quả đáng tiếc như:

  • Đau nhức kéo dài do vật liệu trám không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm tủy, viêm nướu
  • Bác sĩ không có kinh nghiệm khi hàn trám răng cửa không đều, đẹp khiến cho răng không đạt được thẩm mỹ như mong muốn
  • Trước khi tiến hành hàn trám không điều trị tủy sạch khiến cho tình trạng đau nhức kéo dài, tủy răng bị thối, áp xe xương ổ răng
  • Vật liệu trám kém chất lượng nên làm cho miếng trám dễ bị bong, bật, lún… không đảm bảo được khả năng ăn nhai của răng

Vì vậy khi lựa chọn hàn trám cho răng sứt mẻ bạn không chỉ nên quan tâm đến vấn đề răng sứt mẻ có hàn được không mà nên chú ý đến cả việc lựa chọn nha khoa để thực hiện hàn trám.

4/ Chăm sóc răng sứt mẻ sau khi hàn trám

Chắc hẳn với những thông tin trên bạn sẽ không còn băn khoăn về câu hỏi răng sứt mẻ có hàn được không mà lại lo lắng đến vấn đề làm thế nào để miếng trám được tồn tại lâu bền nhất. Miếng hàn trám nếu được thực hiện ở nha khoa tốt có thể tồn tại được từ 5 – 7 năm. Và để giúp miếng trám bền nhất bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng.

Vì vậy sau đây là 1 số chú ý mà bạn cần thực hiện sau khi hàn trám:

  • Bạn có thể ăn uống ngay sau khi hàn trám, nhưng để miếng trám ổn định và cứng chắc nhất bạn chỉ nên ăn uống sau 1 tiếng thực hiện hàn trám
  • Ngoài ra trong 1 ngày đầu tiên bạn không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì nó có thể làm cho miếng trám bị co dãn đột ngột gây rò rỉ, tuổi thọ ngắn và còn làm tăng thêm độ đau nhức cho răng
  • Nên hạn chế ăn những đồ ăn dính, dẻo vì chúng có thể làm cho miếng trám bị bong, xô lệch. Nghe thật khó tin phải không nào nhưng tốt nhất bạn không nên thử.

răng sứt mẻ có hàn được không

Một số việc không nên thực hiện sau khi hàn trám

  • Trong những ngày đầu tiên sau khi hàn trám bạn không nên ăn nhai trực tiếp thức ăn tại chỗ thực hiện trám, những ngày sau đó bạn có thể ăn uống bình thường.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhất là cả chỗ hàn trám . Ngoài việc sử dụng bàn chải đánh răng bạn nên dùng cả chỉ nha khoa, nước súc miệng để đảm bảo răng được vệ sinh sạch sẽ nhất, ngăn ngừa các bệnh lý về răng
  • Nên đến nha khoa khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần để đảm bảo răng không có bệnh lý và để bác sĩ kiểm tra luôn cả miếng trám vẫn tồn tại, vẫn làm tốt nhiệm vụ của nó trên cung hàm.

Với những thông tin trên đây chắc đã trả lời đầy đủ, rõ ràng về vấn đề răng sứt mẻ có hàn được không của bạn phải không. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan hãy gọi đến tổng đài 19006900 để được giải đáp, tư vấn miễn phí ngay hôm nay.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nha Khoa Paris – Địa chỉ nha khoa Đà Nẵng uy tín hàng đầu

Nha Khoa Paris – Địa chỉ nha khoa Đà Nẵng uy tín hàng đầu

Nha Khoa Paris là đơn vị nha khoa hoạt động theo tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống 15 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bác sĩ, nhân viên, hiện Nha Khoa Paris ...

Giải đáp bọc răng sứ có hết móm không? 2 cách khắc phục tốt nhất

Giải đáp bọc răng sứ có hết móm không? 2 cách khắc phục tốt nhất

Rất nhiều bạn muốn cải thiện tình trạng móm răng của mình nhưng không biết liệu bọc răng sứ có hết móm không? Hay phương pháp nào cải thiện tình trạng móm tốt nhất? Hãy cùng nghe chuyên gia tại nha khoa Paris trả lời các câu hỏi này. 1/ Nguyên nhân gây ra ...

3 Biểu hiện sau khi bọc răng sứ NGUY HIỂM nếu bạn không biết?

3 Biểu hiện sau khi bọc răng sứ NGUY HIỂM nếu bạn không biết?

Biểu hiện sau khi bọc răng sứ? Như bạn đã biết bọc răng sứ là phương pháp giúp phục hình và cải thiện các răng có tình trạng bị khiếm khuyết cực kỳ tốt. Tuy nhiên, ngoài các mặt lợi của nó giúp hàm răng được đều và trắng sáng ra. Cũng có nhiều các ...

Bọc răng sứ titan có bị đen không? Reivew thực tế từ khách hàng

Bọc răng sứ titan có bị đen không? Reivew thực tế từ khách hàng

Có rất nhiều khách hàng sau khi bọc răng sứ titan sau một thời gian sử dụng thì bị đen viền nướu xung quanh chân răng. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng xem giải đáp của chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, để có câu trả lời chính xác nhất xem liệu bọc ...

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Trường hợp nào cần lấy tủy?

Bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Trường hợp nào cần lấy tủy?

Chào bác sĩ! Tôi có một câu hỏi rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Răng hàm tôi bị sâu và tôi muốn bọc răng sứ, không biết liệu quá trình bọc răng sứ có phải lấy tủy không? Tôi sợ rằng nếu lấy tủy răng rồi, thì sẽ hỏng mất răng thật. Rất ...

[Hỏi-Đáp] Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Chuyên gia nha khoa

[Hỏi-Đáp] Bọc răng sứ có bị hôi miệng không? Chuyên gia nha khoa

Bọc răng sứ có bị hôi miệng không là câu hỏi của nhiều khách hàng khi có nhu cầu làm răng sứ hiện nay. Đây thực sự là một vấn đề lớn cần phải có một chuyên gia nha khoa giải đáp cụ thể: 1. Hỏi đáp chuyên gia bọc răng sứ có bị hôi ...