Home Sâu răng có lây không qua giao tiếp, hôn nhau? Cách ngăn ngừa

Sâu răng có lây không qua giao tiếp, hôn nhau? Cách ngăn ngừa

Khoảng 90% dân số Việt Nam đang mắc các bệnh răng miệng, phổ biến nhất là sâu răng. Sâu răng có lây không? Câu trả lời dưới đây sẽ khiến bạn vô cùng bất ngờ

1/ Sâu răng có lây không? Lây qua đường nào?

Một nghiên cứu trên tạp chí nha khoa Úc đã xác định sâu răng là một trong những bệnh răng miệng truyền nhiễm phổ biến nhất. Các nhà nghiên cứu cho biết, 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng tuổi và gần 80% trẻ 2 tuổi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus – nguyên nhân chính gây sâu răng.

Sâu răng có lây không?

Sâu răng có lây không?

Loại vi khuẩn này có thể ăn các chất đường dư thừa trong khoang miệng, sau đó tạo ra một loại axit  gây hại cho răng miệng. Khi chúng phát triển sẽ tạo ra các mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng của bạn. Hay nói cách khác, sâu răng được bắt nguồn từ thực phẩm, axit, nước bọt và vi trùng bám vào răng tạo ra mảng bám có thể làm mòn men răng và khiến sâu răng hình thành.

Bất kể bạn ăn gì, sâu răng sẽ không hình thành mà không có sự trợ giúp của loại vi khuẩn này. Chúng được lây lan từ miệng người này sang miệng người khác thông qua nhiều yếu tố sau:

  • Do gen di truyền

Theo các nhà khoa học, gia đình có cha mẹ, ông bà, anh chị em,… bị sâu răng thì khả năng cao con cái của họ cũng bị ảnh hưởng. Khi men răng của người mẹ yếu hoặc thiếu chất canxi trong thời kỳ mang thai thì men răng của trẻ cũng yếu. Điều này dễ làm vi khuẩn tấn công nhiều hơn.

  • Lây qua đường hôn nhau

Hôn nhau là con đường trực tiếp để vi khuẩn gây sâu răng tấn công răng của bạn. Nụ hôn càng sâu, càng nồng nhiệt thì càng trở thành cơ hội cho vi khuẩn “hoành hành” mạnh mẽ. Tiến sĩ Layliev – bác sĩ nha khoa tại Trung tâm Nha khoa thẩm Mỹ New York (Mỹ) cho biết, sâu răng được lây truyền thông qua sự tiếp xúc đường miệng và trao đổi nước bọt.

Năm 1993, một nghiên cứu của Đại học Helsinki, Phần Lan cho thấy, cứ 4 cặp vợ chồng thì sẽ có một người bị sâu răng, dần dần, đối phương của họ chắc chắn cũng bị lây sâu răng. Nguyên nhân gây hiện tượng này là một loại vi khuẩn liên cầu có tên là Mutans – một loại vi khuẩn phổ biến và có khả năng di chuyển dễ dàng.

  • Hắt hơi

Khi hắt hơi cũng sẽ bắn ra một lượng nước bọt chứa vi khuẩn sâu răng và thật đen đủi cho những ai phải hứng chịu chúng. Nhưng không phải tất cả trường hợp đều bị lây sâu răng thông qua đường này.

  • Lây qua những dụng cụ, thực phẩm dùng chung

Việc dùng chung bát đũa, ăn chung thức ăn trong cùng một gia đình, một tập thể hoặc ăn trong nhà hàng kém vệ sinh, thậm chí là bàn chải đánh răng, khẩu trang cũng là nguyên nhân gây sâu răng bạn không ngờ tới.

  • Thói quen xấu

Một số bà mẹ Việt Nam có thói quen nhai nhuyễn cơm trước khi bón cho con ăn cũng để lại nước bọt lây truyền vi khuẩn sâu răng cho trẻ.

– Khi trẻ đánh rơi núm ti giả hoặc bất kỳ đồ ăn nào xuống đất, cha mẹ thường có thói quen thổi sạch bằng miệng để cho bé tiếp tục sử dụng. Đây là thói quen xấu ai cũng biết nhưng vẫn không chịu sửa đổi.

– Ngoài ra, không rửa sạch tay trước khi ăn cũng khiến các bệnh răng miệng gia tăng.

2/ Làm gì để ngăn ngừa sâu răng lây lan

Khi đã có câu trả lời sâu răng có bị lây không, bạn nên làm gì để ngăn ngừa chúng? Dưới đây là những cách thiết thực nhất để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng vô cùng đơn giản:

  • Tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt

– Trong gia đình, bạn nên đánh dấu dụng cụ ăn uống (bát, đũa, thìa, cốc, chén,…) của từng thành viên. Có thể chia nhỏ các món ăn thành từng phần cho mỗi người để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.

– Khi ăn trong tập thể, nhà hàng, nên sử dụng bát đũa dùng một lần hoặc tráng bằng nước sôi trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn.

Sâu răng có lây không 2

Hạn chế dùng chung bát đũa khi ăn uống để ngăn ngừa sâu răng.

– Mỗi người có riêng 1 chiếc bàn chải, khẩu trang và tuyệt đối không dùng chung với người khác. Nên thay bàn chải định kỳ 3-4 tháng/ lần nhằm hạn chế vi khuẩn bám trên bàn chải tấn công trên răng.

  • Vệ sinh đồ dùng trước khi sử dụng

– Khi đồ dùng, thức ăn rơi xuống đất, bạn cần vứt đi hoặc rửa lại sạch sẽ trước khi sử dụng.

– Nhớ duy trì thói quen rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn để tránh vi khuẩn tấn công thông qua đường ăn uống.

  • Giữ vệ sinh răng miệng

– Thường xuyên đánh răng, súc miệng ít nhất 2 lần/ngày. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi hôn hoặc ăn uống.

– Chữa khỏi bệnh sâu răng để bệnh không lây truyền.

– Nhai kẹo cao su không đường, uống nhiều nước giúp tăng tiết nước bọt và rửa trôi các vi khuẩn răng miệng.

– Lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/ lần để phá bỏ mảng bám – nơi trú ngụ của vi khuẩn răng miệng.

3/ 2 cách điều trị sâu răng tại nhà TẬN GỐC

  • Chữa sâu răng bằng gừng và tỏi

Gừng và tỏi là hai gia vị cần thiết trong mỗi bữa cơm của gia đình. Nhưng ít ai để ý đến đây cũng là một bài thuốc ông cha ta rất hay dùng để điều trị các bệnh răng miệng. Trong hai loại nguyên liệu này có chứa thành phần giúp kháng khuẩn, trị sưng nướu vô cùng hiệu quả.

Các phương pháp chữa sâu răng hiệu quả tại nhà.

Các phương pháp chữa sâu răng hiệu quả tại nhà.

Để điều trị sâu răng, bạn chỉ cần thực hiện giã nhỏ gừng và tỏi, sau đó đắp lên vết sâu răng. Thực hiện 2 ngày/ lần, cơn đau do sâu răng sẽ nhanh chóng dịu bớt.

>>> Xem ngay: Chữa sâu răng bằng lá tía tô như thế nào HIỆU QUẢ nhất?

  • Cách chữa sâu răng bằng túi trà đen

Hợp chất Tannin có trong trà túi lọc bạn vẫn uống hằng ngày giúp giảm sưng diệt khuẩn và hỗ trợ giảm đau rất tốt. Thực hiện chườm trực tiếp vào răng sẽ có tác dụng vượt trội hơn chỉ uống nước trà thông thường.

Bạn ngâm túi lọc trà vào 1 lần nước, rồi đắp vào răng bị sâu. Sau khoảng vài tháng sử dụng, bạn sẽ thấy các hiện tượng của sâu răng (ê buốt khi uống đồ lạnh, đau nhức, hôi miệng,…) sẽ giảm đáng kể.

>> Mời bạn xem các bài viết trên website nucuoi.net để bỏ túi thêm những cách chữa sâu răng triệt để tại nhà nhé! 

Những cách chữa sâu răng tại nhà hầu hết chỉ có thể áp dụng đối với những trường hợp mới chớm sâu răng. Nếu bạn bị sâu răng lâu năm, vết sâu đã vỡ lớn, ảnh hưởng đến tủy thì cần đến cơ sở nha khoa y tế để được điều trị đúng cách.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chủ đều: sâu răng có lây không. Để biết thêm thông tin về các vấn đề răng miệng, bạn hãy gọi điện đến số hotline 1900.6900 để được tư vấn 24/7.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Kẹo chống sâu răng cho bé có tốt không? Sử dụng thế nào đúng cách

Kẹo chống sâu răng cho bé có tốt không? Sử dụng thế nào đúng cách

Kẹo chống sâu răng cho bé có tốt không là câu hỏi của rất nhiều mẹ. Vì các loại kẹo này vẫn chưa phổ biến và sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Vậy liệu chúng có tốt như quảng cáo? Hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết này. 1/ Kẹo chống sâu răng ...

Tác hại của sâu răng và dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn

Tác hại của sâu răng và dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn

1/ Dấu hiệu nhận biết sâu răng qua từng giai đoạn Theo thống kê gần đây, có tới 90% dân số Việt Nam gặp các vấn đề răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Tác hại của sâu răng là vô cùng nghiêm trọng, vì vậy ngay từ khi có những triệu chứng đầu tiên, ...