Thời điểm nào cần chuyên gia tư vấn rèn luyện sức khỏe?
1. Nên bắt đầu luyện tập Yoga như thế nào?
Nhiều người thấy rất khó theo chế độ tập luyện mới, nhất là nếu họ bị bệnh đái tháo đường hoặc đang uống thuốc ảnh hưởng đến tim. Tập luyện cường độ cao trong trường hợp này có thể nguy hiểm. Nếu chỉ mới bắt đầu tập luyện sau nhiều năm ít chịu hoạt động, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về rèn luyện sức khỏe, và chuyên gia về dinh dưỡng. Liên hệ chuyên gia về rèn luyện sức khỏe qua bác sĩ gia đình hay qua các cơ sở rèn luyện sức khỏe có uy tín.
Chuyên gia về rèn luyện sức khỏe sẽ lên kế hoạch tập luyện phù hợp với thể trạng hiện tại và sẽ dần dần tăng hoạt động lên, khi ta rèn luyện được thể lực ổn định. Hợp tác với chuyên gia về rèn luyện sức khỏe cũng sẽ tạo điều kiện trao đổi về các tình trạng sức khỏe hay dược phẩm đang dùng; vì thế hoạt động tập luyện sẽ bổ sung, chứ không làm xấu đi, tình trạng sức khỏe hiện tại.
Luyện yoga Với nhiều người, yoga không đơn thuần là động tác hay tư thế vươn mình, thực sự đó là một lối sống. Nó là một yếu tố của Ayurveda, khoa học về sự sống. Ayurveda là phương pháp rèn luyện sức khỏe và tình trạng khỏe mạnh của Ấn Độ cổ đại (khoảng 3000 năm tuổi). Về cơ bản, vũ trụ được chia thành ba thành phần hay năng lượng cơ bản gọi là dosha. Ba dosha này dựa trên gió (vata), lửa (pitta), và đất (kapha). Chúng cũng thống trị cơ thể, nhân cách, và hoạt động của chúng ta. Khi dosha được cân bằng, tất cả đều hoạt động tốt, nhưng khi chúng không được cân bằng, tình trạng bệnh tật (không khỏe) có thể xuất hiện.
Tìm được sự cân bằng liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn phù hợp với dosha trội. Thức ăn được phân loại là kapha, vata hay pitta, và chúng ta ăn ít hơn hoặc nhiều hơn cái chúng ta cần cho sự cân bằng. Luyện tập yoga là y học dự phòng, gồm một số tư thế của thân thể, tập luyện, và thiền. Điều cơ bản là, yoga là một thành phần tập luyện của Ayurveda. Nó gồm thiền thư giãn, hít thở, và các tư thế cơ thể nhằm để làm cứng cáp và làm dịu trạng thái tinh thần và thể xác. Hầu hết mọi người đều thấy ích lợi khi tham gia những lớp hay luyện tập theo băng hình về yoga.
2. Bài tập thở sâu hàng ngày để giảm Stress
Thở sâu giúp giải tỏa một số triệu chứng liên quan đến stress như lo âu, hoảng loạn, và cáu kỉnh. Quả thật, thở dài và ngáp chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể không đủ oxy; thở dài hay ngáp là cách cơ thể bạn điều chỉnh tình hình. Những kỹ thuật thở sâu sau đây bắt chước các bài tập thở của yoga và có thể làm dịu hệ thần kinh, thư giãn các động mạch nhỏ, và hạ huyết áp lâu dài: Thở bụng. Nằm xuống trên thảm nhỏ hơặc trên giường. Thở chậm, sâu, đều đặn, qua mũi. Khi bụng phồng lên điều đó nghĩa là phổi đã đầy không khí. Rồi thở ra chậm, hoàn toàn, nhún đáy bụng xẹp xuống. Lặp đi lặp lại 6 đến 10 lần.
Thở bụng mở rộng, khi bụng phồng ra với không khí, cố gắng hít vào thêm ba hơi thở ngắn. Giống như bổ sung thêm những giọt xăng cuối cùng vào bình xăng khi bình đã đầy. Rồi khi thở ra một hơi dài, đừng hít vào vội. Thở ra thêm ba hơi ngắn nữa. Nâng bụng. Đứng chân giang rộng bằng vai, hơi cong đầu gối, cúi người về trước, thở ra hoàn toàn, và đan hai bàn tay để trên đầu gối. Rồi sau đó nâng bụng lên trong khi vẫn thở ra. Bụng sẽ giống như hình lòng chảo. Đứng thẳng người trở lại, và hít vào ngay trước khi phải há miệng ra thở. Thở bụng nhanh. Đây là thở bụng làm nhanh đến mức cảm thấy các lần hít vào và thở ra rất mạnh mẽ và có công hiệu. Hãy thử kỹ thuật này liên tục 25- 100 lần. Mỗi hơi thở chỉ kéo dài chừng 1 giây, so với 10-20 giây trong thở bụng sâu bình thường. Thở lỗ mũi luân phiên. Bịt một lỗ mũi, hít vào và thở ra sâu. Sau đó luân phiên lỗ mũi kia. Kỹ thuật này thường làm trước khi thiền, và người ta cho rằng nó làm cân bằng phần trái và phải của não.
3. Cách tập thiền và khí công mỗi buổi sáng để giảm Stress
Thiền để giải tỏa stress Thiền đơn giản là ngừng suy nghĩ (về cuộc sống, về các vấn đề, v.v) và cơ thể chỉ còn là tồn tại mà thôi. Để làm điều này, người ta thường tìm điểm thư giãn hay ngồi yên lặng và thở sâu trong vài phút. Đi dạo trong thiên nhiên, chơi golf, nghe nhạc đọc thơ hay văn xuôi truyền cảm hứng, làm vườn, lắng nghe sự im lặng, và lắng nghe âm thanh của tiếng thở chính mình tất cả đều là các dạng thiền. Sau đây là một số các hoạt động giống như thiền: Đi bộ hoặc đi bộ đường dài. Bơi lội. Chạy hoặc chạy bộ đường dài. Làm vườn. Chơi golf. Thưởng thức âm nhạc (nghe nhạc, khiêu vũ, v.v…) Đọc sách giải trí. Dắt chó đi dạo. Luyện tập thở (xem Mục 36). Luyện tập thể dục (xem Mục 39). Luyện yoga hoặc khí công (xem Mục 35 và 38).
Tập khí công Mọi buổi sáng, khắp Trung Quốc, tất cả mọi người tập trung ở công viên để luyện các bài khí công hàng ngày. Đây là những bài tập giúp sinh khí lưu thông và không bị chặn. (Xem Mục 11 để biết thêm về sinh khí.) Từ khí nghĩa là sức sống, năng lượng, và sức mạnh của cuộc sống; từ công nghĩa là luyện tập, trau dồi, và tinh luyện. Khí công tương tự thái cực quyền, nhưng khác ở chỗ nó có sự linh hoạt hơn khi tập.
Khí công bắt chước theo những động tác trong thiên nhiên hoang dã (của các loài chim loài thú), cũng như cây cối và các thứ khác trong thiên nhiên. Bài tập này có lưu lượng liên tục, chứ không phải tĩnh lặng của một tư thế như trong yoga. Dùng bàn tay trong những tư thế khác nhau để thu thập khí, di chuyển khí, hoặc xuất khí là một trong những điểm quan trọng nhất của động tác khí công. Một trong những nhóm bài tập khí công đầu tiên nên học là các mùa, thu, đông, xuân, hạ, và cuối hạ.
Những bài tập này như điệu múa với những động tác chính xác và chậm. Người Trung Quốc tin rằng khí công làm cân bằng cơ thể và cải thiện sức khỏe thể xác lẫn tinh thần. Những bài tập này đưa sinh khí vào trong các đường thiên đỉnh tương ứng với các cơ quan. Nó chính là bản đồ dùng trong chữa trị bằng cách bấm huyệt (xem Mục 15). Khí công cải thiện luồng oxy và tăng cường hệ bạch huyết. Cách học khí công tốt nhất là học với thầy giỏi. Nói chung dễ tìm các lớp dạy khí công qua giới y học. Khí công rất khó học từ sách hay xem băng. Có thầy dạy là tốt nhất.