Tìm hiểu Stress kích thích hệ miễn dịch như thế nào?
1. Hormon gây Stress kích thích hệ miễn dịch là gì?
Thoạt đầu, hormon gây stress kích thích hệ miễn dịch, nhưng sau khi sự kiện gây căng thẳng trôi qua, nó có thể ức chế hệ miễn dịch, dẫn đến sự phát sinh nhiều bệnh tật. Hans Seyle, một chuyên gia về stress, cho rằng stress làm tổn thương cơ thể, buộc cơ thể tận dụng hết nguồn lực của mình, làm phát sinh một số bệnh lý như: Dị ứng, suyễn. Đau lưng, bệnh tim mạch, bệnh lý răng miệng, trầm cảm.
Bùng nổ cảm xúc (thịnh nộ, giận dữ, khóc, cáu kỉnh).Mệt mỏi. Bệnh lý dạ dày ruột (rối loạn tiêu hóa, vấn đề đi tiêu, v.v…). Nhức đầu. Tăng huyết áp. Tăng cholesterol. Suy giảm miễn dịch (làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng mắc các bệnh tự miễn, ung thư). Mất ngủ. Chán ăn và sụt cân. Đau nhức cơ. Già trước tuổi. Bệnh lý về da. Như vậy, stress là nguyên nhân quan trọng của sức khỏe kém và bệnh tật. Nghiện và lạm dụng thuốc làm những rối loạn này trầm trọng hơn khi ta cố giảm bớt triệu chứng hoặc tự điều trị.
Theo thống kê hiện tại, 43% người trưởng thành có vấn đề về sức khỏe do stress gây nên, 70-90% bệnh nhân đến khám ở tuyến y tế cơ sở có bệnh tật hay rối loạn liên quan stress. Chỉ riêng nơi làm việc, rất nhiều người hàng ngày báo nghỉ bệnh do stress. Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% công nhân Bắc Mỹ bị kiệt sức ở trạng thái kiệt quệ tinh thần và mệt mỏi do stress và 40% trường hợp luân chuyển nhân viên có nguyên nhân liên quan trực tiếp đến stress.
2. Stress cấp tính và Stress mãn tính như thế nào?
Các loại stress Khống chế stress không dễ dàng, nhất là vì có những loại stress khác nhau: stress cấp tính và stress mãn tính. Stress cấp tính có vô số triệu chứng: giận dữ hay cáu kỉnh, lo lắng, suy nhược, nhức đầu căng thẳng hay đau nửa đầu, đau lưng, đau hàm, căng cơ, rối loạn tiêu hóa, bệnh lý tim mạch, và chóng mặt. Stress cấp tính có thể là nhiều đợt, tức các sự kiện căng thẳng nối tiếp nhau, tạo nên stress cấp tính liên tục.
Luôn phải đảm nhận quá nhiều dự án cùng lúc sẽ gây stress cấp tính nhiều đợt, không phải stress cấp tính đơn thuần. Người say mê làm việc và người có tính cách loại A (theo chủ nghĩa cầu toàn) thường gặp stress cấp tính nhiều đợt. Stress cấp tính là stress tốt. Thông thường, kiểu stress này có kết quả tốt đẹp, dù trước mắt thấy căng thẳng hay tồi tệ. Stress cấp tính buộc phải vượt qua khả năng bản thân, làm kịp thời hạn cuối cùng, và có giải pháp sáng tạo cho các vấn đề. Sau đây là một số ví dụ về stress tích cực: Dự án có tính thách thức. Sự kiện thay đổi cuộc sống có tính tích cực (chuyển nhà, thay đổi công việc, hoặc chấm dứt quan hệ không lành mạnh).
Đối mặt với sợ hãi, bệnh tật, hoặc người gây cảm giác khó chịu. Những tình huống này có thể khó chịu đựng, nhưng lâu dài kết quả lại tốt. Mỗi khi sự kiện căng thẳng dẫn đến sự phát triển cảm xúc, trí tuệ, hay tinh thần, thì đó là stress tốt. Thường không phải là sự kiện mà chính phản ứng của bạn với sự kiện đó quyết định stress tốt hay xấu. Thậm chí cái chết của người thân cũng dẫn đến sự phát triển cá nhân vì ta hiểu được điều gì đó về bản thân mình trước giờ không biết, chẳng hạn tính kiên cường.
Trong trường hợp này, đau lòng về cái chết có thể là stress tốt, mặc dù trước mắt làm cho ta buồn bã. Stress xấu là stress mãn tính. Khi sự kiện tiêu cực dường như không đem lại điều gì tích cực về lâu dài, thì stress làm phát sinh những bệnh lý mãn tính và làm người yếu đi. Một số ví dụ stress xấu là công việc hay quan hệ trì trệ, tàn phế do tai nạn hay bệnh tật khủng khiếp, hoặc tình trạng thất nghiệp kéo dài, nghèo đói triền miên, không cho cơ hội đổi đời.
Những loại tình huống kiểu này có thể dẫn đến trầm cảm, tự kỷ ám thị, và nhiều chứng bệnh thực thể khác.Ngoài cách phân biệt stress cấp tính và mãn tính, stress còn được định nghĩa như sau: Stress thể xác (do cơ thể gắng sức). Stress do hóa chất (tiếp xúc chất độc trong môi trường, kể cả độc tố do lạm dụng thuốc). Stress tinh thần (đảm nhận quá nhiều trách nhiệm và lo lắng về công việc phải làm). Stress cảm xúc (do xúc cảm như giận dữ, sợ hãi, vỡ mộng, buồn bã, phản bội, hay mất người thân). Stress dinh dưỡng (do thiếu một số vitamin hay dưỡng chất, ăn quá nhiều chất béo hay đạm, hoặc dị ứng thức ăn).
Stress chấn thương (do tổn thương thân thể như nhiễm trùng, thương tích, phỏng, phẫu thuật, nhiệt độ quá lạnh hay nóng). Stress tâm thần kinh (do khó chịu trong quan hệ cá nhân hay hệ thống tín ngưỡng, mục tiêu cuộc sống cá nhân, v.v… nói chung là những nhân tố xác định hạnh phúc).. Tìm cách giảm nhịp cuộc sống (Mục 1-10) kết hợp với chữa trị dùng tay (Mục 11-20), thảo dược và dưỡng chất (Mục 21-30), tập luyện cường độ cao trong và ngoài (Mục 31-40), và tự chăm sóc (Mục 41-50) theo thông lệ sinh hoạt hàng ngày có thể giảm đáng kể stress.