Tụt lợi khi niềng răng là vấn đề mà rất nhiều bạn thực hiện niềng gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu gây nên là do vệ sinh răng miệng không tốt hoặc sai cách, lực siết cả bác sĩ quá mạnh khiến cho lợi bị tổn thương. Vậy làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa tình trạng này?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả, an toàn mà rất nhiều người sử dụng khi muốn cải thiện hàm răng hô, móm, khấp khểnh, thưa… của mình. Nhưng khi thực hiện niềng răng mọi người rất thường hay gặp phải tình trạng bị tụt lợi khi niềng răng.
Khi niềng răng bị tụt lợi là tình trạng rất nguy hiểm, nó sẽ đe dọa đến sức khỏe răng miệng của bạn. Bởi vậy khi gặp tình trạng này bạn cần biết nguyên nhân gây ra nó là gì và tìm cách khắc phục tình trạng này.
Tụt nướu khi niềng răng sẽ làm cho các răng bị lung lay, ê buốt và có nguy cơ bị rụng sớm. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này đó là:
Việc vệ sinh răng miệng khi gắn mắc cài sẽ khó khăn hơn bình thường rất nhiều nên mọi người thường không kiên nhẫn và thường vệ sinh răng miệng một cách qua loa. Việc này sẽ làm cho các mảng bám, thức ăn thừa bám lại trên răng không được làm sạch và lâu dần tạo thành các mảng bám cao răng.
Cao răng là nơi lý tưởng cho các vi khuẩn có hại phát triển. Nó sẽ làm cho nướu bị sưng, viêm nhiễm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng bị tụt lợi khi niềng.
Niềng răng bị tụt lợi do đâu?
Nhiều người có suy nghĩ dùng bàn chải lông cứng và đánh răng mạnh tay sẽ làm cho răng được sạch hơn. Nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm, việc làm này sẽ làm tổn thương đến nướu. Và thói quen đánh răng theo chiều ngang hoặc đánh răng từ trên xuống dưới nhưng quá mạnh tay cũng làm cho nướu bị tổn thương.
Khi nướu bị tổn thương sẽ xảy ra tình trạng sưng, chảy máu và bị tiêu biến dần theo thời gian và nếu không để ý kỹ bạn sẽ không phát hiện ra tình trạng này.
Trước khi tiến hành niềng răng các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định bạn có mắc các bệnh lý về răng miệng hay không. Nếu có thì sẽ tiến hành điều trị khỏi trước khi thực hiện niềng răng, nhưng nếu tình trạng này không được điều trị đã gắn mắc cài sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến tình trạng tụt lợi.
Nếu răng bạn bị yếu, dễ lung lay thì bác sĩ cần phải siết dây cung thật từ từ, nhưng nếu bác sĩ không phát hiện thì sẽ dùng lực rất mạnh. Điều này sẽ làm quá sức chịu đựng của răng gây nên tình trạng răng bị lung lay nặng hơn, gây áp lực lên nướu làm chúng bị tụt.
Vậy nên khi thực hiện niềng răng sau mỗi lần siết dây cung nếu tình trạng đau nhức kéo dài bạn cần quay trở lại nha khoa để điều chỉnh lại lực kéo của chúng.
Tụt lợi do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật
Để ngăn ngừa, điều trị tình trạng tụt lợi khi niềng răng thì bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu sau đây:
Răng bị tụt lợi
Khi thấy nướu của mình có tình trạng tụt thì hãy đến ngay các cơ sở nha khoa thực hiện niềng để tìm phương pháp điều trị thích hợp, tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng dẫn đến mất răng.
Khi thực hiện niềng răng bạn cần theo dõi tình hình răng miệng của mình mỗi ngày và nên tới nha khoa thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu phát hiện bản thân đang gặp tình trạng tụt lợi khi niềng răng, lợi vị sưng đỏ, thường xuyên chảy máu chân răng thì cần đến ngay cơ sở nha khoa niềng để thăm khám, điều trị.
Đến nha khoa các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng tụt nướu là gì, sau đó sẽ tìm phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bạn bị tụt nướu do cao răng thì các bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để ngăn ngừa tình trạng tụt nướu trở nên nghiêm trọng.
Điều trị khỏi tụt nướu mới thực hiện lắp mắc cài
Còn với các bệnh lý thì bác sĩ sẽ tiến hành nạo những chỗ viêm nhiễm, sau đó phục hình lại răng và nướu cho bạn bằng những phương pháp nha khoa khác nhau. Để kết quả phục hình nhanh chóng và hỗ trợ thêm thì tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ có thể kê thêm thuốc uống cho bạn.
Còn với những trường hợp do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật thì bác sĩ sẽ phải tháo mắc cài, sau đó thực hiện tiểu phẫu để nướu trở về trạng thái ban đầu. Sau đó mới có thể tiếp tục thực hiện niềng.
Răng miệng của chúng ta vốn rất nhạy cảm, nhất là kh có những lực tác động lên xương hàm và răng thì chúng lại càng dễ tổn thương hơn rất nhiều. Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng thì bạn cần chú ý đến những vấn đề chăm sóc răng miệng sau đây:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Với những thông tin trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề tụt lợi khi niềng răng. Nếu vẫn còn các câu hỏi về bệnh lý này hoặc về niềng răng có thể để lại câu hỏi bên dưới hoặc gọi đến số hotline 19006900, các chuyên viên nha khoa sẽ giải đáp, tư vấn miễn phí cho bạn ngay lập tức.
Nha Khoa Paris là đơn vị nha khoa hoạt động theo tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam với hệ thống 15 chi nhánh tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có thành phố Đà Nẵng. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của bác sĩ, nhân viên, hiện Nha Khoa Paris ...
Niềng răng xong có đẹp hơn không? Luôn là câu hỏi đầu tiên mà mọi khách hàng muốn thực hiện niềng hỏi. Chắc chắn sau khi niềng răng bạn sẽ có những thay đổi tích cực hơn. Và tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà có sự thay đổi nhiều hay ít. ...
Niềng răng có làm mũi cao lên không? Có làm thay đổi khuôn mặt không? Là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn thực hiện niềng răng. Đã có rất nhiều người “lột xác” hoàn toàn sau khi niềng răng nên ai cũng muốn có những thay đổi tích cực ...
Niềng răng là một trong những phương pháp chỉnh nha trong nha khoa khắc phục được các tình trạng hô, móm, răng lệch lạc và sai lệch khớp cắn… Tuy nhiên, thời gian di chuyển răng các răng về đúng vị trí kéo dài từ 18 – 24 tháng. Cho nên trong ...
Niềng răng là một trong những phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả cao trong việc chỉnh nha. Tuy nhiên, để có một hàm răng đều và đẹp thì đa phần những người điều trị bằng phương pháp này đều chải qua những giai đoạn rất là khó khăn. Để hiểu rõ hơn ...
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ truyền thống được các bác sĩ sử dụng nhiều để cải thiện tình hình răng miệng cho những trường hợp răng lệch lạc, khấp khểnh, hô, móm… Và hiện nay phương pháp niềng răng mắc cài có 4 loại với những ...