Tủy răng bị thối – 1 trong mối nguy hiểm nghiêm trọng tới cơ thể

Tủy răng bị thối là một trong những bệnh lý răng miệng nguy hiểm có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người. Vậy tại sao nó lại nguy hiểm vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tủy răng bị thối do đâu?

Tủy răng bị thối bắt nguồn do sâu răng hoặc răng bị mẻ, vỡ gây nên. Khi bệnh nhân có răng bị sâu, theo thời gian vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công sâu vào cấu trúc răng, phá hủy tủy, gây hoại tử dẫn đến thối tủy.

Tình trạng này là giai đoạn cuối cùng của quá trình viêm tủy. Khi tủy bị thối, là biểu hiện các cơn đau nhức và ê buốt chân răng dữ dội. Thậm chí ở một số người, tình trạng này còn nguy hiểm hơn là vùng chân răng có các đốm thịt trăng – các nốt mủ áp xe.

Tủy răng bị thối

Hình ảnh khi tủy bị thối

Khi tủy răng bị thối, cấu trúc của chiếc răng đó sẽ yếu hẳn đi, sự gắn kết giữa răng và xương ổ răng cũng trở nên lỏng lẻo. Do tủy răng là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng để nuổi sống toàn bộ chiếc răng. Khi bị tổn thương chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả đến người bệnh.

2. Những hệ quả khi để tủy răng bị thối

Ở Việt Nam, không quá nhiều người quan tâm đến các vấn đề trên răng miệng, mà chỉ khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm mới bắt đầu điều trị.

Trên thực tế, tủy bị thối thường xuất phát từ những nguyên nhân hết sức đơn giản. Do sự chủ quan và là dạng tâm lý phổ biến của các bệnh nhân khi vướng phải những bệnh lý về răng miệng.

Hệ quả nghiêm trọng khi để tủy răng bị thối

Khi để tủy bị thối có thể gây ra những hệ quả nghiêm trọng

Khi tủy răng bị thối, tức là cơ thể ta đang gặp có các mối nguy hiểm đe dọa. Bởi vì không phải mọi phương pháp điều trị tủy bị thối có thể chữa trị tình trạng này, chi tiết cụ thể như sau:

Tê liệt khả năng ăn nhai

Khi tủy bị thối, ảnh hưởng trực tiếp đến các bộ phận của răng. Bất kỳ mọi kích ứng của môi trường bên ngoài tới răng đều khiến răng rơi vào tình trạng đau nhức và ê buốt. Gây nên tình trạng không thể ăn uống bình thường.

Phải loại bỏ răng

Tủy răng bị thối, không thể cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận của răng và ảnh hưởng nặng nề đế cơ cấu của răng. Trong nhiều trường hợp, buộc bác sĩ phải nhổ bỏ chiếc răng của bệnh nhân để tránh lây lan những mối nguy hiểm sang chiếc răng khác. Điều này có nghĩa là bệnh nhân phải lựa chọn phương pháp trồng răng giả để khắc phục tình trạng mất răng.

Áp xe xương ổ răng

Phần tủy bị thối và hoại tử chảy xuống bên dưới sẽ làm nên hiện tượng áp xe xương ổ răng. Khiến vùng hàm mặt có nguy cơ biến dạng, đồng thời kéo theo đó là sự tác động đến hoại tử vùng niên mạc sàn miệng.

Nhiễm trùng máu

Tủy hoại tử khi xâm nhập vào máu sẽ có nguy cơ lây lan nhiễm trùng đường huyết, thậm chí có thể gây tử vong

3. Khi tủy răng bị thối cần phải làm gì? Cách điều trị

Trước những hậu quả nghiêm trọng mà tình trạng tủy bị thối gây ra, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được khám bệnh và tiến hành điều trị kịp thời. Nhằm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.

Tủy bị thối nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành điều trị

Tủy bị thối nên đến gặp bác sĩ ngay để tiến hành điều trị

Trẻ bị thối tủy răng điều trị như sau:

– Với sự phát triển của nghành công nghệ nha khoa như hiện nay. Các gia đình có thể yên tâm về việc điều trị cho bé, mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều thông tin trên mạng đăng tải. Tuy nhiên, việc điều trị tủy răng bị thối ở trẻ em cũng là một trong những kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Tiến trình điều trị cho trẻ bị thối tủy răng được các bác sĩ thực hiện như sau:

  • Gây tê.
  • Mở tủy.
  • Bơm rửa, sửa soạn ống tủy.
  • Lau khô ống tủy.
  • Trám bít ống tủy bằng thuốc Eugenate.
  • Trám kết thúc bằng GIC.

Người lớn bị thối tủy răng điều trị như sau:

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và lấy hết phần tủy bệnh, tủy chết và làm sạch các mô bệnh xung quanh. Đồng thời nạo bỏ các phần mủ có ở trong các nốp áp – xe nếu có. Tùy vào mức độ hư hại của răng mà bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ hoặc trám bít ống tủy.

4. Chữa tủy răng bị thối xong vẫn bị đau nhức phải làm sao?

Khi xuất hiện các cảm giác đau nhức sau một thời gian điều trị bạn nên quay trở lại đến gặp nha sĩ ngay. Tuyệt đối không nên lên mạng đặt thuốc và điều trị tại nhà. Hoặc nếu không tin cậy địa chỉ nha khoa cũ bạn nên chọn một địa chỉ nha khoa uy tín khác để các bác sĩ có hướng xử lý khắc phục và hiệu quả nhất:

Khắc phục điều trị tủy bị thối sau khi lấy tủy răng xong bị xưng

Khắc phục điều trị tủy bị thối sau khi lấy tủy răng xong bị xưng

  • Nếu phần tủy răng bị thối chưa bị loại bỏ hết, nha sĩ sẽ tháo miếng trám ra rồi tiến hành hút sạch phần tủy bị thối còn sót. Rồi thực hiện các bước tiếp theo như tiến trình lần đầu điều trị tủy bị thối.
  • Trường hợp miếng trám bị cong vênh do quá trình ăn nhai, thì bác sĩ sẽ cân chỉnh lại cho ôm khít với thân răng để không có một kẽ hở nào.

Để tránh trường hợp sau khi điều trị tủy bị thối xong mà bạn vẫn bị đau nhức, thì bạn hãy tới Nha Khoa Paris để được điều trị bằng viêm tủy bằng công nghệ RECIPROC® Blue. Công nghệ giúp cho việc điều trị những trường hợp đau tủy, thối tủy… diễn ra an toàn, đảm bảo tối đa răng thật khác hẳn so với những phương pháp cũ.

5. Một số lưu ý để tránh tủy răng bị thối

– Giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt sau các bữa ăn hàng ngày.

– Nên dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng để giúp loại bỏ hết các mảng bám thức ăn. Không cho vi khuẩn phát triển giữa các răng.

– Hạn chế ăn các thực phẩm như bánh kéo, nước ngọt có ga… để bảo vệ răng.

– Nên đi khám răng định kỳ từ 5- 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kịp thời phát hiện khi gặp phải các bệnh lý về răng miệng.

Hy vọng, bài viết trên có thể cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý răng miệng mà đặc biệt là trường hợp tủy răng bị thối. Bạn có thể tham khảo thêm tại trang chủ nucuoi.net để có các kiến thức bổ ích giúp cho việc bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *